TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG & NHẬT KÝ TẬP LUYỆN FESTIVAL ĐÀN TRANH CHÂU Á 2008
Thứ sáu 23.08.2008 tại phòng học Cung Văn hóa Lao Động TP.HCM
DÀN ĐÀN TRANH & BỘ GÕ tập tiết mục LÝ NGỰA Ô
Tối
ngày 23.08 tại phòng học trên Cung VHLĐ, Tiếng Hát Quê Hương đã có buổi
tập luyện chuẩn bị cho tiết mục trong Festival Đàn Tranh Châu Á năm
nay. Ngày hôm đó có sự hiện diện của Thầy Nguyễn Văn Đời, Cô Phạm Thúy
Hoan và Chị Hải Phượng trong vai trò hướng dẫn ban nhạc, các Thầy Cô đã
rất chu đáo và tận tình chỉ bảo đến từng chi tiết cho phần trình diễn
này. Bài Lý Ngựa Ô là sự kết hợp giữa đàn tranh và bộ gõ, không chỉ có
đoàn Việt Nam tham gia mà đây còn là tiết mục chung của tất cả các đoàn
tham dự Nhạc Hội. Các đoàn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều
được ban tổ chức gửi bản phối bài dân ca để luyện tập. Mặc dù Lý Ngựa Ô
là một bài dân ca vô cùng quen thuộc với các thành viên THQH, nhất là
với những ai học đàn tranh, nhưng với tính chất quốc tế của Nhạc Hội thì
việc đầu tư tập luyện cẩn thận vẫn là điều rất quan trọng. Bản phối bài
Lý Ngựa Ô không như một bài đàn xuyên suốt thông thường mà có những ô
nhịp ngừng, nghỉ, cách đàn khác nhau (để cùng hòa phối với các đoàn
bạn). Ngay cả cách sử dụng lục lạc cũng cần luyện tập nhuần nhuyễn trước
khi bước lên sân khấu nhằm tạo sự đồng đều, đẹp mắt cho dàn nhạc.
Điểm
nhấn ấn tượng của dàn nhạc gõ THQH là một dàn trống dân tộc giữ tiết
tấu chính và sẽ có những đoạn “phiêu bồng” solo giữa bài một cách rộn
ràng tượng trưng cho sự vui vẻ, hưng phấn của ngày hội. Trong lúc tập
dợt, dù chỉ là tập dợt thôi nhưng tiếng trống ấy đã khiến hồn mỗi người
lâng lâng, trái tim thì cứ nhảy múa trong trạng thái phát tiết niềm hân
hoan tột độ. Tay đàn hình như cũng thích thú hơn khi có tiếng trống sôi
động vang vang hòa nhịp. Còn một điểm ấn tượng nữa của dàn gõ. Là gì
vậy? Hai chiếc chập chõa sáng loáng vỗ vào nhau quả thật làm cho người
ta phải hồi hộp đến nín thở, nó tạo cảm giác có một con đường thênh
thang trong ngày hội vui đương xuất hiện, kèm theo những âm thanh báo
tin rất nồng nhiệt khiến thiên hạ nóng lòng đổ ra xem. Có một dàn gõ
sinh động hỗ trợ thế này, làm sao mà tinh thần đàn tranh không phấn chấn
cho được!
Có
lẽ các thành viên trong dàn đàn tranh là những người phải tập luyện
miệt mài hơn hết thảy vì đây là Nhạc Hội Đàn Tranh cơ mà! Cùng một lúc
sử dụng đàn tranh, lại có thêm lục lạc làm tiếng nhạc ngựa, lại phải tập
nghe rõ ràng chính xác nhịp trống phách để vào bài… rất nhiều công việc
phải làm trong một bài đàn. Nếu như không có tinh thần hết lòng vì Nhạc
Hội, tinh thần đoàn kết vì tập thể, tinh thần yêu đàn tranh thì có lẽ
việc tập dợt sẽ khó khăn. Nhưng mọi người đã cùng nhau làm được, người
ngoài nhìn vào cũng phải cảm động.
Thương
nhất vẫn là những người đứng đầu: Thầy Đời, Cô Hoan, Chị Hải Phượng.
Hai người Thầy mái tóc đã bạc, thân hình xương gầy vì lo cho chương
trình (nay có lẽ sẽ gầy hơn chăng?), một người đang gặp chuyện bất ngờ
trong gia đình mấy ngày trước đây… vẫn không quên nhiệm vụ “nặng nề” của
mình đối với Nhạc Hội. Họ vẫn đến với mọi người trong sự hết lòng chung
tay góp sức vì sự kiện văn hóa âm nhạc lớn, vẫn lo tròn phận sự dẫu mỗi
người đều có những khó khăn riêng trong cuộc sống hàng ngày. Thương
quá! Tôi không thể nào quên hình ảnh Cô Hoan đứng tập tiết mục Lý Ngựa Ô
mà mang một chiếc khăn choàng tím trên cổ (điều mà trước ngày đó tôi
chưa hề thấy) để tránh cho khỏi cảm lạnh vào tiết gần cuối thu, tôi
không thể quên, không thể nào quên…
Ảnh: Hải Phượng
Tường thuật: KV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét