Ảnh chụp ở Trung tâm Mandapa hôm 17.04.1997 (Photos by Võ Quang Yến)
Đây là một buổi trình diễn đặc biệt của chúng tôi khi chị Phạm Thúy Hoan từ Việt Nam sang.
Trên sân khấu chỉ có 4 người, Thầy TRẦN VĂN KHÊ, PHẠM THÚY HOAN, QUỲNH HẠNH và PHƯƠNG OANH.
Lời dẫn giải rất lôi cuốn của Thầy, phần trình diễn điêu luyện của trò, mà đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất thầy trò từ Pháp và học trò từ Việt Nam gặp gỡ, mặc dù đã liên lạc từ hơn 40 năm qua...
Năm 1969, tôi đi trình diễn ở Âu châu, khi tới Pháp, đã đến thăm Thầy và chuyển lời Hoan vấn an Thầy, khi Thầy còn đang nằm điều trị trong nhà thương...
Thời gian trôi, thỉnh thoảng tôi được gặp Thầy, nhưng... chưa được dịp cùng Thầy hoà đàn...
Ba chúng tôi quen biết nhau từ bé, cùng học chung trong nhạc viện Saigon, cùng dạy chung khi tốt nghiệp, và giờ đây, cũng vẫn cùng hoạt động chung trong lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc dân tộc, nhưng người ở trong nước, người ở ngoại quốc... tình bạn vẫn tràn đầy như bát nước.
Được đón Hoan tại đây, chúng tôi cùng chia sẻ những kinh nghiệm vui buồn trong cuộc sống cũng như trong nghề nghiệp.
Ngày nay, sự miệt mài phụng sự nghệ thuật của Hoan đã có kết quả tốt đẹp. Hải Phượng, con gái đã nối tiếp bước chân mẹ giảng dạy ở nhạc viện khi Hoan đã nghỉ hưu, nhưng bước chân vẫn tiếp tục đi, gieo rắc tiếng đàn cho học trò tại Cung Văn Hóa.
Nếu trong nước có Câu Lạc Bộ TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG, thì tại Pháp có PHƯỢNG CA DÂN CA QUỐC NHẠC đã và đang tiếp tục phổ biến để nền âm nhạc dân tộc vẫn lưu truyền cho thế hệ trẻ,và hy vọng âm nhạc truyền thống luôn được tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới gìn giữ và bảo tồn để truyền thống NHẠC VIỆT luôn sống mãi với thời gian.
Phương Oanh
29/8/2009
Link bài viết & hình ảnh blog GS Phương Oanh: http://phuongoanh.multiply.com/photos/album/208/208
THQH
thân cám ơn GS Phương Oanh đã đưa hình ảnh và viết về kỷ niệm đặc biệt
này giữa Thầy Trần Văn Khê và các thành viên nhóm "Hoa Sim" một thời
trên đất khách quê người, đang cùng hòa chung những điệu nhạc truyền
thống Việt Nam ấm áp thân thương cũng như hòa vang tiếng lòng của những
người đồng chí hướng. Không dễ gì có được khoảnh khắc đẹp ấy trong cuộc
đời, nhìn lại gốc rễ "Hoa Sim", giờ đây đã mọc biết bao cành nhánh,
trổ biết bao hoa trái đẹp đẽ, xanh tươi dâng tặng và phụng sự cho nhạc
dân tộc mới thấy truyền thống vẫn được tiếp nối. Những Tiếng Hát Quê
Hương (Việt Nam - GS Phạm Thúy Hoan phụ trách), Phượng Ca Dân Ca Quốc
Nhạc (Pháp quốc - GS Phương Oanh phụ trách), Tiếng Vọng Quê Hương (Hoa
Kỳ - GS Ngọc Dung phụ trách)... chính là những trái ngọt, hoa thơm lớn
lên từ "Hoa Sim" ngày nào. Mỗi nhóm bằng khả năng của chính mình đã đem
tiếng nhạc dân tộc ngân vang khắp mọi nơi, đưa tâm hồn của bao người trở
về với cội nguồn quê mẹ. Thương làm sao!
tranquanghai wrote on Sep 18, '09
Đây
là một kỷ niệm hi hữu giữa nhóm HOa Sim và thân phụ tôi (GS Trần Văn
Khê) taị Paris năm 1997. Chỉ còn thiếu Ngọc Dung là đủ mặt Hoa Sim hội
ngộ tại Paris .
Có một thiếu sót trong phần nhắc tới sinh hoạt của những cựu giáo sư HOan Sim là Quỳnh Hạnh cũng có lập một trường dạy nhạc cổ truyền tại Paris (Ecole de Musique traditionnelle du Vietnam) . Có thể xem những sinh hoạt tại trang nhà của Quỳnh Hạnh : http://ethnomusicvn.vnparis.net/index.htm Tran Quang Hai |
tienghatquehuong wrote on Sep 18, '09
Rất
cảm ơn GS Trần Quang Hải đã bổ sung thêm về hoạt động của cô Quỳnh Hạnh
tại Pháp quốc kèm theo link trang nhà để mọi người cùng biết đến một
trong những thành viên "Hoa Sim" kỳ cựu ngày xưa. THQH rất vui vì từ
những hình ảnh kỷ niệm trên đã gợi lại một không khí truyền thống, mà
sau này các nhóm nhạc dân tộc do các thành viên Hoa Sim phụ trách đã có
được những thành công nhứt định trong công việc làm có ích của mình đối
với nhạc dân tộc quê hương.
Kính chúc GS mạnh khỏe và có nhiều thành công mới! Thân mến, THQH |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét