Thăng hoa những nét tương đồng văn hóa
Sau
ba ngày trình diễn, tối nay 4-9, tại Nhạc viện TPHCM sẽ diễn ra đêm bế
mạc Nhạc hội đàn tranh châu Á lần II – 2008. Đến giờ, có thể nói rằng
nhạc hội được tổ chức ở Việt Nam lần này đã mang lại cho các nghệ sĩ lẫn
công chúng yêu thích đàn tranh nhiều cảm xúc đẹp…
Các nghệ sĩ Việt Nam đang hòa tấu đàn tranh.
|
1.
Khi chưa diễn ra nhạc hội, ban tổ chức tỏ ra lo lắng về số lượng khán
giả đến xem. Thế nhưng, ngay trong đêm khai mạc nhạc hội ở Cung Văn hóa
Lao động TPHCM, sự lo lắng được thay bằng niềm vui lớn, do khán giả đến
xem kín khán phòng và ngồi rất đông bên ngoài xem các nghệ sĩ diễn tấu
qua màn hình ti vi. Thậm chí có những khán giả còn “tổ chức” cho tập thể
bạn bè, gia đình cùng đi xem, cổ vũ.
Anh Tuấn, nhà ở quận 11 cho biết: “Đi xem cả gia đình rất vui. Vợ chồng, con cái cùng bàn luận khá thú vị. Vợ tôi thích tiết mục của đoàn Trung Quốc, con gái tôi thích nghệ sĩ Ishise Akiko của Nhật Bản, người có mái tóc bạc phơ rất ấn tượng. Cả hai hỏi tôi thích tiết mục nào – tôi bảo thích hết. Thế là vui cả nhà. Nhạc hội đã mang lại cho gia đình chúng tôi những giây phút thư giãn thật vui tươi, hạnh phúc”.
Chứng kiến những hình ảnh thân thương của khán giả, nghệ sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng (Việt Nam) phấn khởi: “Chính các khán giả đã mang đến cho chúng tôi nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trình diễn các tiết mục hay hơn”. Còn những nghệ sĩ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), sau mỗi tiết mục biểu diễn được khán giả vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt, đã xúc động cúi đầu chào thay lời cảm ơn. Khán giả Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các nghệ sĩ quốc tế.
Anh Tuấn, nhà ở quận 11 cho biết: “Đi xem cả gia đình rất vui. Vợ chồng, con cái cùng bàn luận khá thú vị. Vợ tôi thích tiết mục của đoàn Trung Quốc, con gái tôi thích nghệ sĩ Ishise Akiko của Nhật Bản, người có mái tóc bạc phơ rất ấn tượng. Cả hai hỏi tôi thích tiết mục nào – tôi bảo thích hết. Thế là vui cả nhà. Nhạc hội đã mang lại cho gia đình chúng tôi những giây phút thư giãn thật vui tươi, hạnh phúc”.
Chứng kiến những hình ảnh thân thương của khán giả, nghệ sĩ Nguyễn Thị Hải Phượng (Việt Nam) phấn khởi: “Chính các khán giả đã mang đến cho chúng tôi nguồn cảm hứng mạnh mẽ để trình diễn các tiết mục hay hơn”. Còn những nghệ sĩ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), sau mỗi tiết mục biểu diễn được khán giả vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt, đã xúc động cúi đầu chào thay lời cảm ơn. Khán giả Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng các nghệ sĩ quốc tế.
Trong đêm bế mạc tối nay (sẽ được truyền hình trực tiếp trên HTV 9, Đài Truyền hình TPHCM), các đoàn nghệ sĩ sẽ trình diễn nhiều tiết mục đặc sắc. Trong đó, đoàn Việt Nam trình diễn 3 tiết mục độc tấu đàn tranh: Hương sen Đồng Tháp, Tứ đại cảnh, Lý chim quyên; đoàn Trung Quốc - tam tấu đàn Guzheng Mùa sen; đoàn Nhật Bản – độc tấu đàn Koto Midare; đoàn Hàn Quốc – độc tấu đàn Gayageum Ngọn gió và dòng sông, hòa tấu đàn Gayageum và Geomungo Ánh bình minh; đoàn Đài Loan (Trung Quốc) – hòa tấu đàn Guzheng Bài hát đồng quê êm ả và ở phần cuối tất cả các nghệ sĩ sẽ cùng hòa tấu bài Lý ngựa ô, dân ca Nam bộ của Việt Nam. |
2. Đâu chỉ thành công về mặt tổ chức biểu diễn, Nhạc hội đàn tranh châu Á lần II – 2008 còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giao lưu văn hóa, quảng bá nhạc cụ truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Theo bà Đinh Thị Bạch Mai – Phó Giám đốc Sở VH-TT và DL TPHCM: “Vẻ đẹp độc đáo và giá trị truyền thống của tiếng đàn tranh đã vượt qua ranh giới của quốc gia, vùng lãnh thổ, từng chinh phục và quyến rũ những người yêu và sành âm nhạc ở nhiều cộng đồng trên thế giới. Vì vậy, việc tổ chức nhạc hội đàn tranh là một hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc và thiết thực trong chiến lược xây dựng, phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc”.
Nhạc
hội lần này cũng là cuộc hội ngộ của nhiều ngón đàn điêu luyện của
những đồng nghiệp từ người nghệ sĩ 60, 70 tuổi cho đến những nghệ sĩ
trẻ. Chính những tiếng đàn thanh thoát, khi bổng khi trầm của các nghệ
sĩ cất lên trong nhạc hội đã đưa những tâm hồn đồng điệu, những người
say mê, yêu thích nghệ thuật truyền thống xích lại gần nhau, thắm tình
hữu nghị!
Theo Giáo sư Ishise Akiko (Nhật Bản): “Nhờ có nhạc hội lần này mà tôi gặp lại nghệ sĩ Phạm Thúy Hoan, người từng cùng tôi biểu diễn ở Nhạc hội đàn tranh châu Á tại Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2005. Khi đến Việt Nam, tôi còn tình cờ gặp được một khán giả gần 80 tuổi, rất cởi mở, bà ấy bảo, thấy hình tôi đăng trên báo với mái tóc bạc, bà mến mộ nên tìm đến gặp mặt, chụp hình chung làm kỷ niệm…”.
Theo Giáo sư Ishise Akiko (Nhật Bản): “Nhờ có nhạc hội lần này mà tôi gặp lại nghệ sĩ Phạm Thúy Hoan, người từng cùng tôi biểu diễn ở Nhạc hội đàn tranh châu Á tại Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2005. Khi đến Việt Nam, tôi còn tình cờ gặp được một khán giả gần 80 tuổi, rất cởi mở, bà ấy bảo, thấy hình tôi đăng trên báo với mái tóc bạc, bà mến mộ nên tìm đến gặp mặt, chụp hình chung làm kỷ niệm…”.
Với
những thành công của nhạc hội lần này, khán giả và các nghệ sĩ đều mong
muốn Nhạc hội đàn tranh châu Á sẽ tiếp tục diễn ra định kỳ ở các nước
và vùng lãnh thổ yêu thích loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét