Trả cho văn hóa bản sắc nguyên
Lễ hội giao lưu tuần lễ văn hóa Việt - Nhật lần thứ bảy được tổ chức ở Hội An vừa khép đã để lại nhiều dư âm trong lòng người xem. Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh, có mặt với tư cách là khách mời của ban tổ chức, có những ghi nhận từ góc độ văn hóa gửi về Diễn đàn.
Sự
kiện đúc trống đồng trong lễ hội văn hóa Việt - Nhật được đánh giá cao.
Trong ảnh, nghệ sĩ đàn tranh Hải Phượng cùng nhà báo Nguyễn Hữu Hương,
thành viên ban tổ chức bên chiếc trống vừa đúc xong. (Ảnh: Đông Dương)
|
Tôi đang ở Hội An sau “dư chấn” bội thực vì báo chí tổng kết, ghi nhận
đã viết về lễ hội vừa qua quá nhiều thì đọc được bài Hình nộm của văn
hóa? (Thể thao & Văn hóa cuối tuần số 34 ra ngày 21/8/2009) trên mục
Diễn đàn văn hóa của nhà văn Nguyên Ngọc. Khi đọc đến câu: “Đã làm văn
hóa điều đầu tiên, tuyệt đối không được làm văn hóa giả. Sẽ là cái giả
tệ hại nhất trong các thứ giả ở đời” thì đan xen hai cảm giác: sung
sướng và bàng hoàng. Sung sướng vì qua nhà văn Nguyên Ngọc, tôi biết ông
đã điểm đúng huyệt, trả lời giúp ban tổ chức và nhiều người, trong đó
có tôi, vì sao lễ Việt - Nhật đã kích thích, lôi cuốn được nhiều khán
giả và được dư luận quan tâm đến thế! Liệu có phải đã có một cái gì âm ỉ
đổi mới và đổi khác (nhưng thực sự thì có mới và khác không?) đang âm
thầm diễn ra? Bàng hoàng là, liệu có phải từ lâu nay bản thân đã sống và
đối phó với quá nhiều “cái giả” mà như thói quen, nỗi sợ hãi hay sự “uế
tạp hiện đại” đã mặc nhiên chấp nhận cái hư hỏng, suy đồi như “bản
chất”, là một “chân giá trị”? Các lễ hội thường nghiêng về “sân khấu
hóa”, trình diễn, xếp đặt, bày bừa nhiều món trò cốt để “lượm tiền”, báo
công, lượng nhiều hơn chất nên thường là nhếch nhác, luộm thuộm. Vì thế
khi nhận diện lại những gì bản sắc, hồn cốt, đúng với quy chuẩn của nó
thanh tẩy tâm hồn thì cảm giác như đang làm một cuộc cách mạng lớn lao
khai phóng cho nội thể trước những biên thùy tự do.
Tại lễ hội văn hóa Việt - Nhật có lẽ ban tổ chức thành công nhất ở một việc: chống sân khấu hóa. Trả về cho văn hóa bản sắc nguyên của nó. Cụ thể, có bao nhiêu người Việt nhìn thấy được trống đồng Đông Sơn định dạng thế nào? Tại sao có 14 nhánh? Giới thiệu cho bạn Nhật văn hóa nguyên thủy hồn Việt qua trống phải chăng là giải pháp toàn bích? Vậy tại sao không đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống trong “không gian Việt” mường tượng “đạo nhà” dựng khá hoành tráng bên bờ sông Hoài? Với sự tìm tòi mạnh dạn, được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Thanh Hóa, lần đầu tiên người ta được sống với không gian con dân Âu Lạc tế thiêng, đúc trống diễn ra bên phố cổ. Chưa bao giờ tôi có một cảm xúc mạnh thế! Việc tái hiện lại những vũ điệu dân gian, trang phục, nhịp trống từ thời cổ sử có lẽ sẽ là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhưng bước đầu những nhịp đi từ âm bản đến phiên bản là điều đáng khích lệ. Nghiên cứu văn hóa Việt cổ mấy nghìn năm trước mà rất ít tư liệu vì thời đó chữ viết hay ký tự chưa ra đời để chép lại nên còn nhiều điều nan giải song không có nghĩa là không nghiên cứu được. Bởi các dấu nối, dấu lặng, diễn dịch đã có mặt dưới nhiều sắc vóc, hình thái văn hóa khác nhau trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng, đời sống. Dưới lăng kính dân tộc học, nhân chủng học kết hợp sử học, văn hóa học... thận trọng từng bước, tôi tin rằng chúng ta có thể phục hiện dần. Vì thế, việc đúc trống đồng trong tuần lễ văn hóa Việt - Nhật đã làm nức lòng nhiều người tham dự. Khán giả đến xem đúc trống như tìm một sự liên hệ, một khí phách dẫn truyền ngày hôm nay với hôm qua. Đáng qúy trong sự kiện này có mặt giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê. Trong bài nói chuyện của mình, ông đã có những ví dụ âm dương ngũ hành về trống và tiếng trống, tìm hiểu, giải mã các ký hiệu trên mặt trống, đời sống tinh thần và vật chất của cư dân Lạc Việt huyền sử. Giáo sư cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc đã phát triển rất cao từ thời đó đã lưu lại trên mặt trống đồng. Vì thế, khi tận mắt được sờ tay lên mặt trống được đúc tại chỗ như nghe được nguồn mạch tự hào dâng lên từ huyết quản.
Tại lễ hội văn hóa Việt - Nhật có lẽ ban tổ chức thành công nhất ở một việc: chống sân khấu hóa. Trả về cho văn hóa bản sắc nguyên của nó. Cụ thể, có bao nhiêu người Việt nhìn thấy được trống đồng Đông Sơn định dạng thế nào? Tại sao có 14 nhánh? Giới thiệu cho bạn Nhật văn hóa nguyên thủy hồn Việt qua trống phải chăng là giải pháp toàn bích? Vậy tại sao không đúc trống đồng bằng phương pháp thủ công truyền thống trong “không gian Việt” mường tượng “đạo nhà” dựng khá hoành tráng bên bờ sông Hoài? Với sự tìm tòi mạnh dạn, được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Thanh Hóa, lần đầu tiên người ta được sống với không gian con dân Âu Lạc tế thiêng, đúc trống diễn ra bên phố cổ. Chưa bao giờ tôi có một cảm xúc mạnh thế! Việc tái hiện lại những vũ điệu dân gian, trang phục, nhịp trống từ thời cổ sử có lẽ sẽ là vấn đề còn nhiều tranh cãi. Nhưng bước đầu những nhịp đi từ âm bản đến phiên bản là điều đáng khích lệ. Nghiên cứu văn hóa Việt cổ mấy nghìn năm trước mà rất ít tư liệu vì thời đó chữ viết hay ký tự chưa ra đời để chép lại nên còn nhiều điều nan giải song không có nghĩa là không nghiên cứu được. Bởi các dấu nối, dấu lặng, diễn dịch đã có mặt dưới nhiều sắc vóc, hình thái văn hóa khác nhau trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng, đời sống. Dưới lăng kính dân tộc học, nhân chủng học kết hợp sử học, văn hóa học... thận trọng từng bước, tôi tin rằng chúng ta có thể phục hiện dần. Vì thế, việc đúc trống đồng trong tuần lễ văn hóa Việt - Nhật đã làm nức lòng nhiều người tham dự. Khán giả đến xem đúc trống như tìm một sự liên hệ, một khí phách dẫn truyền ngày hôm nay với hôm qua. Đáng qúy trong sự kiện này có mặt giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Khê. Trong bài nói chuyện của mình, ông đã có những ví dụ âm dương ngũ hành về trống và tiếng trống, tìm hiểu, giải mã các ký hiệu trên mặt trống, đời sống tinh thần và vật chất của cư dân Lạc Việt huyền sử. Giáo sư cho rằng bản sắc văn hóa dân tộc đã phát triển rất cao từ thời đó đã lưu lại trên mặt trống đồng. Vì thế, khi tận mắt được sờ tay lên mặt trống được đúc tại chỗ như nghe được nguồn mạch tự hào dâng lên từ huyết quản.
"Liệu
có phải từ lâu nay bản thân đã sống và đối phó với quá nhiều "cái giả"
mà như thói quen, nỗi sợ hãi hay sự "uế tạp hiện đại" đã mặc nhiên chấp
nhận cái hư hỏng, suy đồi như "bản chất", là một "chân giá trị"?
|
Sự xuất hiện của võ Bình Định trong những ngày này ở Hội An cũng khiến
du khách nước ngoài không hết trầm trồ ngạc nhiên vì sự uyển chuyển vi
diệu của nó. Ngay cả một người nghiên cứu về văn hóa âm nhạc truyền
thống như giáo sư Trần Văn Khê cũng tấm tắc khen. Ông tâm sự với tôi
trong võ có văn. Những thế đánh, múa roi, quất trượng... đều tiềm tàng
cách đối nhân xử thế, là cái gốc, cái đạo của văn hóa. Xưa nay mỗi lần
nhất đến “tinh võ môn” đa số đông vẫn thường nghĩ đến võ Trung Quốc.
Nhưng với võ Bình Định được đúc kết qua nhiều tầng lớp thời gian mà đặc
biệt phát triển rực rỡ dưới triều đại Quang Trung, như thế Kê Gà do
Nguyễn Lữ sáng tạo ra khi nghiên cứu, quan sát từ thế đá của con gà, múa
đại đao của danh tướng Võ Văn Sở... cho thấy những “sở đắc” tuyệt luân,
biến hóa, sáng tạo không thua kém gì võ Trung Quốc. Dưới sự xuất hiện
“người thật việc thật” của các võ sư các trường phái, lần lượt các thế
võ Việt được giới thiệu lớp lang, bài bản. Rễ của võ chính là gốc văn
hóa. Định nghĩa không còn là mớ lý thuyết khô xám mà uyển chuyển bay
lên trước những thế đánh đẹp. Nó khuất phục được ngay cả những khán giả
khó tính nhất.
Không sân khấu hóa còn được tìm thấy trong tranh hàng Trống, không gian Truyện Kiều Hà Tĩnh, gốm Chu Đậu, hát bài chòi, dân ca Quảng, thư pháp Trịnh Tuấn, hiên trà Trường Xuân, múa Tây Giang, gạo nương Điện Biên... và đặc biệt là ươm lụa xe tơ do Quảng Nam Silk đảm trách. Được tận mắt chứng kiến bản sắc văn hóa vùng đất Duy Xuyên qua từng cái kén, con tằm, lá dâu... người xem như mê mẩn trước một nguyên bản về nghề lụa mà trước đây chỉ từng nghe qua mô tả sách vở.
Không sân khấu hóa còn được tìm thấy trong tranh hàng Trống, không gian Truyện Kiều Hà Tĩnh, gốm Chu Đậu, hát bài chòi, dân ca Quảng, thư pháp Trịnh Tuấn, hiên trà Trường Xuân, múa Tây Giang, gạo nương Điện Biên... và đặc biệt là ươm lụa xe tơ do Quảng Nam Silk đảm trách. Được tận mắt chứng kiến bản sắc văn hóa vùng đất Duy Xuyên qua từng cái kén, con tằm, lá dâu... người xem như mê mẩn trước một nguyên bản về nghề lụa mà trước đây chỉ từng nghe qua mô tả sách vở.
Xu hướng hội nhập một mặt dẫn tới chủ nghĩa quốc tế trên mọi lĩnh vực, mặt khác làm nổi rõ nhu cầu về bản sắc dân tộc. Bởi vì nếu không có những điểm chung nhất định (tính quốc tế) thì không thể giao lưu, nhưng nếu không có cái riêng (bản sắc dân tộc) thì không có nhu cầu về trao đổi. |
Một bàng hoàng hay nỗi tâm tư khác của tôi trong những ngày cuối cùng
của lễ hội chính là suy nghĩ về giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê. Năm nay
thầy đã 89 tuổi. Được là người giúp việc, đẩy xe lăn, trợ lý cho thầy
suốt tuần lễ văn hóa, tôi mới biết ngoài giọng nói sang sảng, nét mặt uy
nghiêm, quắc thước phúc hậu thì bên trong sức khỏe thầy đã rất yếu. Từ
đầu năm đến nay, đôi chân của thầy đã có dấu hiệu bất động, phản kháng
không còn nghe lời nữa. Đôi chân ấy, của một người là thành viên danh dự
Hội đồng quốc tế âm nhạc UNESCO, viện sĩ thông tấn Hàn lâm viện châu
Âu, tinh thông khoa học, văn chương, nghệ thuật, đã từng đi hơn 60 nước
trên thế giới để quảng bá, nói chuyện, giới thiệu về âm nhạc và văn hóa
Việt Nam với quốc tế. Với bộ óc kiệt xuất, thông tấn, cách nói chuyện
tài nghệ do nghiên cứu sâu rộng nhiều lĩnh vực và có thể diễn thuyết
bằng nhiều thứ tiếng vì giỏi nhiều ngoại ngữ... gần như thầy chưa tìm
thấy “truyền nhân”. Ngạn ngữ cổ Ba Tư có câu “một người già mất đi như
một thư viện bị cháy”. Những đêm hai thầy trò nằm chung phòng trong
khách sạn Vĩnh Hưng bên dòng sông Hoài, nghe từng chuỗi ho xé phổi, cũng
như những tâm tình trăn trở của thầy, tôi thật đau lòng. Liệu có sự sụp
lở nào lớn hơn khi mỗi cây cổ thụ văn hóa uyên thâm đổ xuống? Chúng ta
bàn về bản sắc, về văn hóa, về hình nộm và các chân giá trị thực liệu sẽ
cứu vãn khoảng trời trống vắng này như thế nào đây?
Hội An, 26/8/2009
Nguyễn Hữu Hồng Minh
Nguồn tin: Thể thao & Văn hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét