Nhìn lại một thập kỷ sân khấu học đường
Giá như đến được các trường phổ thông khắp nước...
(TT&VH) - LTS:
“Nhiều em tham gia dự án ở Nghệ An và một số thành phố khác cũng đã
chính thức nhập học tại các trường văn hóa - nghệ thuật. Thật tuyệt vời,
mong rằng dự án sẽ đưa các em đi xa hơn, tôi tin là trong số học sinh
tham gia dự án, có nhiều em sẽ thành nghệ sĩ tài năng trong tương lai
như các em ao ước”.
Đó là tin vui do TS- NSND Phạm Thị Thành (PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa dân tộc, người khởi xướng Dự án Sân khấu học đường đưa ra khi nhìn lại một thập kỷ triển khai dự án này). TT&VH xin giới thiệu bài viết của bà.
Từ công trình thử nghiệm…
Đó là tin vui do TS- NSND Phạm Thị Thành (PGĐ Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa dân tộc, người khởi xướng Dự án Sân khấu học đường đưa ra khi nhìn lại một thập kỷ triển khai dự án này). TT&VH xin giới thiệu bài viết của bà.
Từ công trình thử nghiệm…
TS-NSND Phạm Thị Thành
|
Hôm
được mời về tổng kết dự án tại Hải Phòng, tôi băn khoăn lo lắng, chờ
đợi... hồi hộp gần sáng mới chợp mắt được vì dự án này là do tôi sáng
tạo ra. Đã một thập kỷ trôi qua từ ngày tôi viết và xin tài trợ của Quỹ
Ford để thực thi dự án này trong 2 năm 1999-2000 tại Hà Nội, Nam Định và
Nha Trang (Khánh Hòa).
Đối với tôi, đây là công trình nghệ thuật thử nghiệm, vì tôi thấy thời gian gần đây khán giả VN, nhất là thế hệ trẻ, không thích xem chèo, tuồng - 2 thể loại sân khấu đặc sắc mang đậm đặc trưng văn hóa dân tộc VN. Đây là một nguy cơ có thể dẫn đến sự thất truyền, nguy hại cho văn hóa dân tộc; việc thu hút tầng lớp trẻ đến với nó để hiểu nó, thấy cái hay, cái đẹp để yêu nó, thích xem nó, thích biểu diễn để bảo vệ, giữ gìn nó không phải là dễ!
Sau 14 tháng thực hiện tại 9 trường THCS, THPT, đến tháng 7/2000, trong buổi lễ báo cáo tổng kết tại Hà Nội cho Quỹ Ford, Bộ VH-TT, Bộ GD&ĐT cùng các thầy cô, các học sinh của 3 thành phố, các nghệ sĩ, các nhà báo... xem các cháu biểu diễn nhiều trích đoạn chèo, tuồng, hòa tấu một số bản nhạc dân tộc. Mọi người đều đánh giá cao, Đài TH VN và các địa phương xin ghi hình và phát liên tục, hơn 20 báo đã ca ngợi dự án.
Viết đề án gửi lên Phó Thủ tướng
Nhưng dự án do Quỹ Ford tài trợ đến đó là kết thúc. Không có kinh phí thì không thể làm được. May sao! Một buổi chiều mùa Xuân năm 2001, anh Hoàng Chương - GS, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, nói với tôi: "Thành ơi! Dự án Sân khấu học đường hay lắm, mình phải làm tiếp tục đi. Tôi cười trả lời: Tiền đâu ra mà làm hả anh? - “Ta sẽ đi xin, Thành cứ viết lại đề án, rồi tôi và Thành đi xin. Chúng ta sẽ đi xin Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (lúc ấy phụ trách công tác văn xã) rất hiểu và ưu ái với nghệ thuật dân tộc, Thành ạ”.
Tôi viết lại dự án ngay, nhưng không tin lắm vào việc sẽ xin được kinh phí. Viết xong, tôi và anh Chương cùng ký, rồi mạnh dạn gửi lên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Tưởng sẽ phải chờ đợi lâu, ngờ đâu tháng 4/2001 chúng tôi nhận được công văn phúc đáp số 1479/VPCPVX về việc xin cấp kinh phí để thực hiện Dự án Sân khấu học đường do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Quốc Toản ký. Trong công văn có ghi rõ là giao cho Bộ VH-TT phối hợp với Bộ GD&ĐT xem xét và giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời thực hiện dự án.
Đối với tôi, đây là công trình nghệ thuật thử nghiệm, vì tôi thấy thời gian gần đây khán giả VN, nhất là thế hệ trẻ, không thích xem chèo, tuồng - 2 thể loại sân khấu đặc sắc mang đậm đặc trưng văn hóa dân tộc VN. Đây là một nguy cơ có thể dẫn đến sự thất truyền, nguy hại cho văn hóa dân tộc; việc thu hút tầng lớp trẻ đến với nó để hiểu nó, thấy cái hay, cái đẹp để yêu nó, thích xem nó, thích biểu diễn để bảo vệ, giữ gìn nó không phải là dễ!
Sau 14 tháng thực hiện tại 9 trường THCS, THPT, đến tháng 7/2000, trong buổi lễ báo cáo tổng kết tại Hà Nội cho Quỹ Ford, Bộ VH-TT, Bộ GD&ĐT cùng các thầy cô, các học sinh của 3 thành phố, các nghệ sĩ, các nhà báo... xem các cháu biểu diễn nhiều trích đoạn chèo, tuồng, hòa tấu một số bản nhạc dân tộc. Mọi người đều đánh giá cao, Đài TH VN và các địa phương xin ghi hình và phát liên tục, hơn 20 báo đã ca ngợi dự án.
Viết đề án gửi lên Phó Thủ tướng
Nhưng dự án do Quỹ Ford tài trợ đến đó là kết thúc. Không có kinh phí thì không thể làm được. May sao! Một buổi chiều mùa Xuân năm 2001, anh Hoàng Chương - GS, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, nói với tôi: "Thành ơi! Dự án Sân khấu học đường hay lắm, mình phải làm tiếp tục đi. Tôi cười trả lời: Tiền đâu ra mà làm hả anh? - “Ta sẽ đi xin, Thành cứ viết lại đề án, rồi tôi và Thành đi xin. Chúng ta sẽ đi xin Chính phủ, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm (lúc ấy phụ trách công tác văn xã) rất hiểu và ưu ái với nghệ thuật dân tộc, Thành ạ”.
Tôi viết lại dự án ngay, nhưng không tin lắm vào việc sẽ xin được kinh phí. Viết xong, tôi và anh Chương cùng ký, rồi mạnh dạn gửi lên Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm. Tưởng sẽ phải chờ đợi lâu, ngờ đâu tháng 4/2001 chúng tôi nhận được công văn phúc đáp số 1479/VPCPVX về việc xin cấp kinh phí để thực hiện Dự án Sân khấu học đường do Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Quốc Toản ký. Trong công văn có ghi rõ là giao cho Bộ VH-TT phối hợp với Bộ GD&ĐT xem xét và giải quyết theo thẩm quyền, đồng thời thực hiện dự án.
Diễn tuồng cho dự án Sân khấu học đường ở Đông Anh năm 1999.
Ảnh: Phạm Thị Thành
Với sự kết hợp giữa Cục NTBD và Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, cùng các kinh nghiệm đã làm, dự án được thực hiện bài bản hơn, kết quả ngày một nâng cao. Dự án chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 2001 đến 2005, giai đoạn 2 từ 2006 đến 2010...
Từ năm 2007 đến nay, dự án đã được thực thi ở 11 tỉnh, thành, chủ yếu là ở miền Nam, với các thể loại sâu khấu khác. Riêng ở Cần Thơ, TP.HCM và Hải Phòng thì thực hiện dự án cải lương. Các cuộc thi thực hiện dự án thường do Cục NTBD chủ động tổ chức, cục báo cho trung tâm để đi cùng, rất tiếc là nhiều lần tôi bận nên không đi được.
Kết quả vượt cao hơn mục tiêu
Vừa qua, khi được báo đi nghiệm thu ở Hải Phòng là tôi thu xếp đi ngay. Sở dĩ tôi lo ngại vì nghĩ đưa cải lương vào các trường ở miền Bắc thì khó thành công. Vậy mà khi xem học sinh của 3 trường: THCS Đông Phương, THCS Lê Chân và THPT Đồng Hòa - chỉ mới được các cô chú nghệ sĩ của Đoàn Cải lương Hải Phòng dạy dỗ huấn luyện có 2 tháng thôi mà các em đã hát được các bài: Dạ cổ hoài lang, Lý đại tứ, Cao phi, Lý con sáo, Thu hồ, Trăng thu dạ khúc, Vọng cổ... Nhất là khi xem các em biểu diễn các trích đoạn thì tôi vô cùng xúc động, bởi vì các em vừa có duyên sân khấu, xinh đẹp mà diễn cũng tốt nữa. Ba em nữ là Lương, Linh và Anh đóng trong trích đoạn Cánh hạc chiều Đông (trích đoạn từ vở Dệt gấm); các em Hoàng, Linh, Thường của Trường THCS Đông Phương đóng trong trích đoạn Nhân quả, các em của Trường THCS Lê Chân, nhất là em Linh trong vai Trần Quốc Toản hát, múa diễn tốt, hợp vai.
Vừa mới đây chúng tôi có nhận được nhiều bức thư của các em: Phạm Văn Sáng, Phạm Thị Mai Linh, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Thanh Đạt, Vũ Thị Hương và cô Chung Thị Hường từ Trường THCS Đông Phương với lời lẽ chân thành, tình cảm quyến luyến với Dự án Sân khấu học đường. Chúng tôi xúc động bởi thấy việc chúng tôi làm đã tác động đến thế hệ trẻ.
Hôm tổng kết dự án tại Hải Phòng tôi cũng cảm kích khi thấy các đồng chí Giám đốc, Phó Giám đốc của Sở VHTT& DL và Sở GD&ĐT, các thầy hiệu trưởng của 3 trường, các đồng chí phụ trách ở các quận, phường đều vui vẻ đến dự và xem các em biểu diễn. Các đồng chí ngành giáo dục đã nói: Các đồng chí ở ngành văn hóa đưa ra dự án này là rất thích hợp!
Khi tôi về đến Hà Nội lại nhận được tin vui qua điện thoại của NSƯT Nguyễn Đăng Toàn, cho biết là hiện đã có 30 trường mời các em đến biểu diễn cho các bạn học sinh xem, kết quả đang là cấp số nhân. Nhiều em tham gia dự án ở Nghệ An và một số thành phố khác cũng đã chính thức nhập học tại các trường văn hóa - nghệ thuật. Thật tuyệt vời, mong rằng dự án sẽ đưa các em đi xa hơn, tôi tin là trong số học sinh tham gia dự án, có nhiều em sẽ thành nghệ sĩ tài năng trong tương lai như các em ao ước.
Nhờ sự đóng góp tích cực của các đồng chí lãnh đạo Cục NTBD, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc như; NSND Lê Ngọc Cường, GS Hoàng Chương, bà Ngô Thị Thanh Hòa, các cán bộ nghệ thuật, các nghệ sĩ, các đồng chí có trách nhiệm của ngành GD&ĐT, đặc biệt là các em học sinh của các trường thực hiện dự án có lòng đam mê nghệ thuật truyền thống đã tạo nên sự thành công lớn vượt hơn cả sự mong tưởng của tác giả dự án.
Giá như dự án được thực hiện tiếp trên tất cả các trường THCS, THPT của khắp cả nước thì tốt biết mấy cho việc tham gia bảo tồn văn hóa VN.
TS-NSND Phạm Thị Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét