Người đẹp đàn tranh và hai nhà thơ lớn
Trong số những gương mặt thi sĩ được Hoài Thanh tuyển chọn trong Thi nhân Việt Nam, tên tuổi Phạm Hầu vụt sáng như tia chớp của một ngôi sao bay ngang bầu trời Thơ Mới. Phạm Hầu sinh năm 1920, mất năm 1944.
Lời tỏ tình viết trên lá cây
Ông là con tiến sĩ Phạm Liệu từng làm quan Thượng thư dưới triều Nguyễn, một trong "ngũ phụng tề phi" xứ Quảng, quê gốc ở Điện Bàn, Quảng
Đưa tay ta vẫy ngoài vô tậnChẳng biết xa lòng có những ai?
đã thành "câu hỏi lớn không lời đáp" ám ảnh bao thế hệ người đọc. Cảm giác vũ trụ mênh mang vẫy tay ngoài vô tận khi đứng trên đài cao Vọng Hải vừa thể hiện khí phách cao ngạo vừa cho thấy nỗi cô đơn sâu thẳm của tâm hồn thi nhân. Cần lưu ý xa lòng ở đây phải theo cách hiểu của người miền Trung: có nghĩa người một lòng với mình mà phải xa cách, chứ không phải theo cách hiểu thông thường: cách mặt xa lòng. Những câu hay của thơ Phạm Hầu lúc nào cũng đau đáu một nỗi cô đơn không người chia sẻ:
Tôi theo tư tưởng vô cùng tận
Và nỗi cô đơn dằng dặc ấy lại càng trở nên day dứt hơn khi trong cuộc đời mình thi sĩ đã ôm ấp một tình yêu đơn phương, si mê thầm lặng. Nhân vật chính của thiên tình sử này là một cô gái thuộc dòng dõi Hoàng tộc trạc tuổi với thi sĩ Phạm Hầu, tên là Tôn Nữ Lệ Minh (thường gọi là Mừng). Lệ Minh được nhiều người ngưỡng mộ vì có tài đánh đàn tranh, ngâm thơ hay và rất xinh đẹp, được coi là hoa khôi của cố đô Huế thời đó.
Cha cô là một nghệ sĩ nổi tiếng. Hai cha con Lệ Minh đã từng được vào dinh quan, phủ chúa dạy đàn cho con cái những người quý tộc. Cô đã trở thành "người tình trong mộng" của biết bao tao nhân mặc khách. Và Phạm Hầu đã dành cho cô một mối tình thiên thu vô tận. Phạm Hầu biết Lệ Minh từ khi chàng là học trò Trường Quốc học Huế, còn nàng là nữ sinh Trường Đồng Khánh.
Lệ Minh còn là bạn của em gái Phạm Hầu. Mối tình si thầm lặng cứ tiếp diễn mãi, kể cả sau này khi Phạm Hầu đã ra Hà Nội học Trường Mỹ thuật. Lệ Minh đã là nhân vật chính trong các bức tranh, bài thơ của Phạm Hầu. Mỗi kỳ nghỉ hè về Huế, Phạm Hầu lại tìm đến nhà Lệ Minh để được nhìn ngắm dung nhan người mình yêu dấu.
Mỗi buổi sáng ra quét ngõ, quét đường, cây lá quanh nhà cứ như reo lên chào đón người đẹp. Và kỳ lạ thay, ở trên tất cả các lá cây ngang với tầm tay có thể vít xuống được đều lấp loáng hàng chữ: Tôi yêu Mừng, Tôi yêu Mừng. Chẳng khó khăn gì để đoán biết tác giả của những lời tỏ tình trên lá đó chính là thi sĩ lãng mạn và tài hoa Phạm Hầu.
Căn cứ vào lời nhận xét của Hoài Thanh khi ông đọc những bài thơ chép tay của Phạm Hầu thì chắc hẳn đó là "những chữ mảnh khảnh, nhỏ nét, nằm trên trang giấy (trên lá?) như còn e thẹn, ngập ngừng. Lối chữ này đã giúp tôi hiểu Phạm Hầu hơn". Và cách tỏ tình độc đáo, khác lạ này cũng giúp chúng ta hiểu hơn tâm tình tha thiết đến si dại của thi nhân. Tôi cứ tin rằng hình bóng của nàng Tôn Nữ chính là nguồn cảm hứng vô tận để thi sĩ sáng tạo ra những bài thơ, câu thơ ghim được vào tâm trí người đọc:
Ngập ngừng ai vẫn qua êm nhẹMột cái nhìn hương, chỉ thế thôi!
Một cái nhìn hương - hình như trong thơ lãng mạn Việt
Chính thi sĩ đã "thú nhận" với người đời việc làm khác lạ đó của mình:
Cái cây thi sĩ vô tình đãBiên những dòng thơ lá bẽ bàng |
Sau khi vợ mất, nhà thơ Lưu Trọng Lư buồn bã, chán đời, gửi con về bên ngoại, ông dấn thân vào con đường giang hồ lữ thứ. Trong những lần ghé thăm vợ chồng người cháu ở Huế, ông đã gặp Lệ Minh và có cảm tình với cô ngay lần đầu thoáng gặp, nhưng thấy hoàn cảnh mình có nhiều vướng víu nên ông không dám nghĩ đi xa hơn. Không biết bằng cách nào ông có được một tấm ảnh của cô cất trong ví, thỉnh thoảng lại đưa ra đòi làm mối cho người này người khác.
Lưu Khánh Thơ
(Theo CAND)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét