EAST Meets WEST "东西合璧" (Đông Tây hợp bích) - Hòa nhạc đón Xuân
Nghệ sĩ đàn Tỳ Bà người Trung Quốc Changlu Wu (吴长璐 - Ngô Trường Lộ)
Vào một ngày đầu Xuân Mậu Tý, nó cùng một số bạn bè đi tham dự một chương trình hòa nhạc mang tên “EAST meets WEST” được tổ chức tại Đại Hí Viện Stafford Center Texas. Khi cầm chiếc vé mời trên tay, nó thầm nghĩ “đầu năm đi coi cho vui thôi!” chứ không có háo hức như những chương trình hoành tráng mà nó tham dự năm ngoái như coi biểu diễn KODO Drums… Nhưng nó đã “lầm”……….
Bước vào sảnh nhà hát, các cô nhân viên xinh đẹp tươi cười phát tặng khán giả những cuốn brochures giới thiệu chương trình in rất trang nhã, đầy đủ chi tiết. Đâu đó có tiếng “xí xố, xủng xoẻng” của những gia đình người Tàu… Hihihi, nó quên mất là bữa nay có cô ChangLu Wu đánh đàn nên dĩ nhiên sẽ có rất nhiều người Hoa Kiều đến ủng hộ - cộng đồng Tàu vốn nổi tiếng đoàn kết và hỗ trợ văn hóa mà! Len theo dòng người để vào nhà hát, nó không ngờ cả nhóm có đươc những ghế ngồi hàng thứ hai ngay trước sân khấu… Ái chà – từ vị trí này có thể quan sát rất rõ nghệ sĩ biểu diễn [nói đùa là có thể thấy cả… nốt ruồi của nghệ sĩ á!]. Ngồi đọc brochure mới biết những thông tin rất thú vị về cô ChangLu Wu và dàn nhạc Fort Bend Symphony.
Để giới thiệu về nhân vật chính của buổi hoàn nhạc trước hén. Cô ChangLu Wu bắt đầu học đàn tỳ bà* từ năm lên 6. Năm 9 tuổi, cô Wu thi đậu vào Nhạc Viện Thượng Hải và từ môi trường này, cô dự thi và đoạt nhiều giải thưởng lớn. Cô từng được tham gia vào những chương trình lớn đón các nguyên thủ quốc gia tới Trung Quốc và cũng nhiều lần đại diện Trung Quốc đi tham gia liên hoan âm nhạc dân tộc hoặc các cuộc thi nhạc dân tộc thế giới. Năm 1990, cô đăng ký theo học Piano tại Trường Âm Nhạc Moores School thuộc chi nhánh Đại Học Houston và tốt nghiệp hạng ưu. Sau khi tốt nghiệp, cô mở trường dạy nhạc mang tên ChangLu Wu và trực tiếp giảng dạy piano, Pipa, Guzheng… Phương châm của cô là “Âm nhạc không biên giới.”
Thành lập từ năm 1992, dàn nhạc Fort Bend Symphony đã đi qua được 16 năm dài. Với những khó khăn về nhân sự ban đầu, nay dàn nhạc đã lớn mạnh với hơn 60 nhạc sĩ tài năng, tận tụy, yêu nghề… Bên cạnh đó phải kể đến công lớn của các nhạc trưởng tài ba như ông Mariusz Smolij, ông Ken Masur, bà Libi Lebel… đã hết lòng với nhà hát Stafford và dàn nhạc.
Chương trình dự trù bắt đầu lúc 2h chiều và đúng 1h45PM, tất cả thành viên ban nhạc đã ngồi vào vị trí rất nghiêm chỉnh. 5 phút kém 2h, một cô violinist đứng tuổi từ trong hậu trường bước ra, tất cả thành viên im lặng không có 1 tiếng động nào. Bà đưa tay ra dấu, tiếng kèn nốt chuẩn vang lên và tất cả thành viên dàn giây kéo tự điều chỉnh đàn của mình xong tự động bỏ xuống. Bà lại ra dấu, thế là đến lượt dàn kèn thử notes… Rất trật tự, quy củ, chuyên nghiệp… Thực sự nó rất bất ngờ vì nó từng nghĩ chương trình không phải lớn cho nên chắc người ta không quá câu nệ và cẩn thận như thế…. Lại lầm nốt!!! Hic hic….
Đúng 2 giờ, cô nhạc trưởng xinh đẹp Libi Lebel trong bộ vest đen trang trọng bước ra và cúi chào khán giả. Không để mất thời gian, cô cho khán giả thưởng thức ngay giai điệu tuyệt đẹp, lãng mạn, sôi động của tác phẩm kinh điển Carmen của nhà soạn nhạc thiên tài Bizet G. Tiếng nhạc lúc du dương da diết của dàn dây kéo, lúc lả lướt bay bổng của đàn harp và dàn sáo tây và lúc hùng dũng bởi tiếng trống timpani cùng với cymbals… Những nốt cuối vừa dứt, khán phòng vỗ tay thích thú và cô Libi bắt đầu cầm microphone để giới thiệu sơ về dàn nhạc, về tác phẩm vừa biểu diễn và dĩ nhiên là về nhân vật chính của buổi hòa nhạc, cô ChangLu Wu. Cô cũng không quên giới thiệu đến khán giả nội dung tác phẩm viết cho đàn Tỳ Bà solo - Qilian Rhapsody - của nhạc sĩ TQ lừng danh Lan-Jui Han. Tác phẩm này được viết dựa trên bài dân ca của vùng Gansu, TQ. Phần mở đầu, tác giả mô tả cuộc sống bình dị, vui vẻ, đầy sinh lực của người dân Qilian. Phần hai diễn tả sự ngưỡng mộ của người dân Qilian trước cảnh đẹp thiên nhiên của đất Trời tạo hóa, về tình yêu vô điều kiện… Phần ba có thể gọi là đỉnh điểm của tác phẩm khi những nốt nhạc lạc quan, yêu đời, mang theo những ước mơ có cuộc sống tốt đẹp hơn nối tiếp nhau vang lên. Với tác phẩm này, người nghệ sĩ phải vận dụng hết kỹ thuật và kinh nghiệm trong nghề mới mong lột tả được hết ý nghĩa của nó, và cô ChangLu Wu đã làm được điều đó.
Bước vào sảnh nhà hát, các cô nhân viên xinh đẹp tươi cười phát tặng khán giả những cuốn brochures giới thiệu chương trình in rất trang nhã, đầy đủ chi tiết. Đâu đó có tiếng “xí xố, xủng xoẻng” của những gia đình người Tàu… Hihihi, nó quên mất là bữa nay có cô ChangLu Wu đánh đàn nên dĩ nhiên sẽ có rất nhiều người Hoa Kiều đến ủng hộ - cộng đồng Tàu vốn nổi tiếng đoàn kết và hỗ trợ văn hóa mà! Len theo dòng người để vào nhà hát, nó không ngờ cả nhóm có đươc những ghế ngồi hàng thứ hai ngay trước sân khấu… Ái chà – từ vị trí này có thể quan sát rất rõ nghệ sĩ biểu diễn [nói đùa là có thể thấy cả… nốt ruồi của nghệ sĩ á!]. Ngồi đọc brochure mới biết những thông tin rất thú vị về cô ChangLu Wu và dàn nhạc Fort Bend Symphony.
Để giới thiệu về nhân vật chính của buổi hoàn nhạc trước hén. Cô ChangLu Wu bắt đầu học đàn tỳ bà* từ năm lên 6. Năm 9 tuổi, cô Wu thi đậu vào Nhạc Viện Thượng Hải và từ môi trường này, cô dự thi và đoạt nhiều giải thưởng lớn. Cô từng được tham gia vào những chương trình lớn đón các nguyên thủ quốc gia tới Trung Quốc và cũng nhiều lần đại diện Trung Quốc đi tham gia liên hoan âm nhạc dân tộc hoặc các cuộc thi nhạc dân tộc thế giới. Năm 1990, cô đăng ký theo học Piano tại Trường Âm Nhạc Moores School thuộc chi nhánh Đại Học Houston và tốt nghiệp hạng ưu. Sau khi tốt nghiệp, cô mở trường dạy nhạc mang tên ChangLu Wu và trực tiếp giảng dạy piano, Pipa, Guzheng… Phương châm của cô là “Âm nhạc không biên giới.”
Thành lập từ năm 1992, dàn nhạc Fort Bend Symphony đã đi qua được 16 năm dài. Với những khó khăn về nhân sự ban đầu, nay dàn nhạc đã lớn mạnh với hơn 60 nhạc sĩ tài năng, tận tụy, yêu nghề… Bên cạnh đó phải kể đến công lớn của các nhạc trưởng tài ba như ông Mariusz Smolij, ông Ken Masur, bà Libi Lebel… đã hết lòng với nhà hát Stafford và dàn nhạc.
Chương trình dự trù bắt đầu lúc 2h chiều và đúng 1h45PM, tất cả thành viên ban nhạc đã ngồi vào vị trí rất nghiêm chỉnh. 5 phút kém 2h, một cô violinist đứng tuổi từ trong hậu trường bước ra, tất cả thành viên im lặng không có 1 tiếng động nào. Bà đưa tay ra dấu, tiếng kèn nốt chuẩn vang lên và tất cả thành viên dàn giây kéo tự điều chỉnh đàn của mình xong tự động bỏ xuống. Bà lại ra dấu, thế là đến lượt dàn kèn thử notes… Rất trật tự, quy củ, chuyên nghiệp… Thực sự nó rất bất ngờ vì nó từng nghĩ chương trình không phải lớn cho nên chắc người ta không quá câu nệ và cẩn thận như thế…. Lại lầm nốt!!! Hic hic….
Đúng 2 giờ, cô nhạc trưởng xinh đẹp Libi Lebel trong bộ vest đen trang trọng bước ra và cúi chào khán giả. Không để mất thời gian, cô cho khán giả thưởng thức ngay giai điệu tuyệt đẹp, lãng mạn, sôi động của tác phẩm kinh điển Carmen của nhà soạn nhạc thiên tài Bizet G. Tiếng nhạc lúc du dương da diết của dàn dây kéo, lúc lả lướt bay bổng của đàn harp và dàn sáo tây và lúc hùng dũng bởi tiếng trống timpani cùng với cymbals… Những nốt cuối vừa dứt, khán phòng vỗ tay thích thú và cô Libi bắt đầu cầm microphone để giới thiệu sơ về dàn nhạc, về tác phẩm vừa biểu diễn và dĩ nhiên là về nhân vật chính của buổi hòa nhạc, cô ChangLu Wu. Cô cũng không quên giới thiệu đến khán giả nội dung tác phẩm viết cho đàn Tỳ Bà solo - Qilian Rhapsody - của nhạc sĩ TQ lừng danh Lan-Jui Han. Tác phẩm này được viết dựa trên bài dân ca của vùng Gansu, TQ. Phần mở đầu, tác giả mô tả cuộc sống bình dị, vui vẻ, đầy sinh lực của người dân Qilian. Phần hai diễn tả sự ngưỡng mộ của người dân Qilian trước cảnh đẹp thiên nhiên của đất Trời tạo hóa, về tình yêu vô điều kiện… Phần ba có thể gọi là đỉnh điểm của tác phẩm khi những nốt nhạc lạc quan, yêu đời, mang theo những ước mơ có cuộc sống tốt đẹp hơn nối tiếp nhau vang lên. Với tác phẩm này, người nghệ sĩ phải vận dụng hết kỹ thuật và kinh nghiệm trong nghề mới mong lột tả được hết ý nghĩa của nó, và cô ChangLu Wu đã làm được điều đó.
Cô bước ra sân khấu trong chiếc áo kiểu sườn xám cách tân rất trang nhã màu tím nhẹ, điểm xuyến vài bông hoa thêu. Trông cô thật tự tin và thoải mái khi ngồi vào chiếc ghế để sẵn cùng microphone. Cả nhà hát thiết kế theo kiểu cách âm đặc biệt nên dàn nhạc không cần microphone vẫn nghe rõ nhưng soloist thì cần 1 cái microphone để tăng thêm tiếng. Cô ra hiệu cho cô nhạc trưởng và tác phẩm bắt đầu…
Nghệ sĩ Changlu Wu (Ngô Trường Lộ) đang biểu diễn cùng dàn nhạc
(Ảnh: Epochtimes.com)
Những ngón tay, những nốt nhạc từ từ tuôn ra từ cây đàn tỳ bà nhỏ nhắn mà “đầy ma lực”… Cô đánh với tất cả tâm hồn, sự tự tin vốn có - không cần nhìn phím mà vẫn hòa quyện tuyệt vời với dàn nhạc phía sau. Nhìn cô biểu diễn xuất thần mà chợt nhớ 4 câu thơ của cố nhà thơ Nguyễn Hải Phương về cây đàn tỳ bà:
“Dáng liễu ôm đàn, xinh dáng liễu
Tay mềm lượn sóng, bóng trăng rung
Bốn dây tơ mảnh mà chiêng trống
Mà vó câu dồn thuở kiếm cung.”
Thật vậy, chỉ với cây đàn nhỏ nhắn mà khảy lên những tiếng nhạc khi dịu dàng, tình tứ, lúc thì oai dũng như tiếng trống rung, vó ngựa dồn… Nhìn chung quanh, khán giả trong nhà hát tròn xoe mắt, há hốc mồm và không dám thở mạnh như chỉ sợ làm vỡ tung những notes nhạc tuyệt vời kia.
“Dáng liễu ôm đàn, xinh dáng liễu
Tay mềm lượn sóng, bóng trăng rung
Bốn dây tơ mảnh mà chiêng trống
Mà vó câu dồn thuở kiếm cung.”
Thật vậy, chỉ với cây đàn nhỏ nhắn mà khảy lên những tiếng nhạc khi dịu dàng, tình tứ, lúc thì oai dũng như tiếng trống rung, vó ngựa dồn… Nhìn chung quanh, khán giả trong nhà hát tròn xoe mắt, há hốc mồm và không dám thở mạnh như chỉ sợ làm vỡ tung những notes nhạc tuyệt vời kia.
Nốt nhạc cuối vừa dứt thì tất cả mọi người cùng đứng lên vỗ tay vang dội cả nhà hát. Cô duyên dáng cúi chào khán giả và cũng không quên quay lại cám ơn nhạc trưởng Libi cùng dàn nhạc… Khán giả không cho cô về cho nên cô đành ngồi xuống và biểu diển thêm 1 tác phẩm “kinh điển” của tỳ bà Trung quốc. Khán giả Mỹ cảm thấy được may mắn khi tận mắt nhìn thấy tài nghệ của một nghệ sĩ nhạc dân tộc TQ thực thụ ngay trên “sân nhà”. Phải nói là Trung quốc họ tự hào về nhạc dân tộc của họ cũng phải – từ bài vở, kỹ thuật, tính chuyên nghiệp và có thể nói quan trọng nhất là “tinh thần chịu đổ máu” cho nghệ thuật. Nghe nói cô Wu này luyện tập mỗi ngày ít nhất là 5 tiếng đồng hồ. Khâm phục thay và cảm thấy chạnh lòng cho âm nhạc nước nhà – Ti toe hát được, đàn được cái là “bị” (hay “được” nhỉ?) mang vào chơi trong nhà hàng, khách sạn và cảm thấy….mãn nguyện với tiếng vỗ tay của những khách vừa nhai vừa nói chuyện…. Tiếc thay!!!!
Sân khấu đầy hoa của những người hâm mộ cô, những bạn bè… Nó bắt gặp những ánh mắt long lanh, ngấn lệ đầu niềm kiêu hãnh của các bác, các cô chú người Hoa Kiều đi xem. Ra về rồi mà hình ảnh cô Wu nhỏ nhắn trong chiếc áo đầm tím nhẹ mà lòng bâng khuâng… Ngoài kia chiều buông những giọt nắng nhạt thưa cuối ngày… Ước sao...
@LM
* Đàn Pipa (tỳ bà) của Trung Quốc là một nhạc cụ rất cổ từ đời Hán cách nay khoảng 2000 năm. Đàn tỳ bà có hình dạng như quả lê và người chơi dung những ngón tay búng để tạo ra âm thanh. Đàn tỳ bà có thể chơi cùng dàn nhạc hay độc tấu.
mimikhanhvan wrote on Jun 29, '11
Em thích bài viết này lắm! Bao nhiêu cái "lầm" của @LM chắc là đã tan hết và quyện chảy vào trong không gian âm nhạc, sự quyến rũ của ý nhạc đêm ấy rồi phải không? Em cũng như @LM, cũng "ước sao" mà lòng bâng khuâng đó @LM... Cảm ơn THQH đã post bài này tuy thời gian thì đã cách xa lâu rồi!
|
amnhacdantoc wrote on Jun 30, '11
Doc de biet rang de co duoc nhung phut thang hoa tren san khau, nguoi nhac si da phai do biet bao nhieu mo hoi kho luyen.... Cam on THQH da post bai viet.
Nguoi yeu am nhac dan toc tai My |
tienghatquehuong wrote on Jul 4, '11
cảm ơn 2 bạn đã đọc và có những cảm nhận thật dễ thương về bài viết này, THQH sẽ chuyển lời 2 bạn đến tác giả bài viết nhe!
Thân ái |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét