Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Cảm tưởng buổi diễn kỷ niệm 30 NĂM TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG

Cảm tưởng buổi diễn kỷ niệm 30 NĂM TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG


Tôi không biết bắt đầu bài viết như thế nào để nói lên cảm xúc của mình khi nghe buổi hòa nhạc “30 năm Tiếng Hát Quê Hương”, chỉ biết diễn đạt bằng từ khâm phục từ khâu nghệ thuật hòa đàn đến trang phục, cách sắp xếp đội hình…

Tiếng trống hào hùng, rộn rã cùng với màu sắc ánh đèn rọi lên phông nền cảnh đồng quê Việt Nam làm nao lòng người xem, với dàn hòa tấu lớn phối hợp rất hay dưới sự chỉ huy của người nhạc trưởng. Đây có thể xem như là hình thức biểu diễn mới lạ nhưng vẫn giữ được những nét chính của tiếng nhạc dân tộc Việt.

Sự chăm chút trang phục được thể hiện qua việc hóa trang thành các liền anh tay khoác dù, các liền chị áo dài tứ thân bưng khay trầu mời khách, những em bé nhỏ hát đồng dao... đòi hỏi phải vừa có công sức thời gian và ngân sách mới chuẩn bị được hoàn hảo như vậy.

Nhìn dáng cô Hoan tất bật chỉ đạo trên sân khấu, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ, những slides của các buổi biểu diễn từ ngày đầu được cô lưu trữ trong một thời gian dài, những khen thưởng khích lệ và trao học bổng cho các cháu khiến tôi nghĩ đến tấm lòng yêu thương âm nhạc dân tộc, nghĩ đến tâm nguyện đem tiếng đàn dân tộc tỏa rộng khắp nơi của cô và tập thể các thành viên ban Tiếng Hát Quê Hương.

Nghệ sĩ Hải Phượng với tiếng đàn vút cao, lúc rộn ràng, khi sâu lắng, biểu dimàn độc tấu đàn tranh do chính cô sáng tác đã đưa người nghe tiếp cận thêm một phong cách sáng tác mới với cách phối khí hiện đại, khác hẳn với những bài bản cổ truyền nhưng vẫn mang màu sắc dân tộc đậm đà qua từng ngón rung, nhấn, luyến láy rất Việt Nam.

Bài “Những em bé ngoan” được phối âm với tiếng đàn tranh của các cháu thiếu nhiqua phần trình diễn mộc mạc, dễ thương của các cháu làm cho bản đàn thêm phần đáng yêu. Rồi phần trình diễnhát đồng dao cũng gây được sự thương mến của khán giả dành cho các cháu. Trên sân khấu nhìn thấy thế hệ này nối tiếp thế hệ kia làm cho tôi rất xúc động. Lắng lòng nghe bài hát “Trái tim hòa bình” do tốp ca chùa Kim Cương trình bày, giọng ca Huế ngọt ngào của nghệ sĩ Đức Tâm với bài Mười thương” hay giọng ca của cựu giảng viênNgọc Thanh kết hợp với nghệ sĩ Quỳnh Hoa (nhóm dân ca Phù Sa) trong bài “Bà Rằng Bà Rí”… tôi thấy được sự thành công lớn của Tiếng Hát Quê Hương là sức mạnh của sự đoàn kết, chung tay, tình cảm nối kết giữa các thế hệ học viên đã  cố gắng đem âm nhạc dân tộc phổ biến đến mọi người.

Thời lượng hai giờ đồng hồ qua nhanh để lại cho tôi một cảm xúc thật dạt dào về quốc nhạc mà có lẽ lâu nay quen nghe những âm thanh của tiếng nhạc hiện đại đã bỏ qua rất nhiều tiếng đàn quê hương.

Lời cuối tôi xin được gởi lời chúc sức khỏe dồi dào đến Thầy Khê, cô Hoan và tất cả anh chị em. Mong mọi người sẽ làm cho“Tiếng Hát Quê Hương bay cao bay xa như lời chúng ta cùng hát lúc kết thúc buổi biểu diễn.

Ngọc Bích

(Học viên lớp Đàn Tranh)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét