Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Vài nét về Đàn Guzheng (bản Anh ngữ)

GUZHENG (English)

 Net dep trong tieng dan tranh va guzheng

Đàn Tranh Việt Nam & Guzheng Trung Quốc song tấu

The gu-zheng originated during the Warring Period over 2500 years ago in China. The earliest known versions were constructed with a bamboo frame and used silk strings. Its scale was pentatonic, using the notes DO, RE, MI, SOL, and LA with a major note for each of its five strings. Because the gu-zheng was developed in a region called "Qin Quo," its name became known as the "Qin Zheng."
The gu-zheng became very popular in the imperial court and among the common people. Historical records from ancient books and scholarly writings give vivid accounts of the instrument and its music.

Hou Jin, a scholar of the Eastern Han Period (25 A.D. - 220 A.D.) wrote that the gu-zheng’s sound touches the heavens above and the gods and spirits below. The gu-zheng became improved by the Tang dynasty (618 A.D. - 907 A.D.). The number of strings was increased from five to thirteen, and the bamboo was replaced with wu-tong or paulownia wood for the frame of the instrument. By the time of the cultural renaissance during the Tang dynasty, various forms of the gu-zheng appeared through cultural exchanges to Japan, Korea, Mongolia, Vietnam and many other Asian countries.

The gu-zheng remained popular through the later Qing dynasty (1644 A.D. - 1911 A.D.), where contemporary gu-zheng musicians began the first attempts to formalize gu-zheng music by compiling and arranging both classical and popular works such as "High Mountain and Flowing Water" and "Evening Song of the Fisherman." In 1948, the renown musician Cao Zheng established the first university level gu-zheng program in China. The old silk strings were replaced with nylon strings, which are still being used today. 

After the Cultural Revolution, the 1960’s revival of folk music also paved the way for the gu-zheng’s popular return. 

In the present, the gu-zheng has developed a wider range, depth, and versatility. Musicians are constantly refining new playing techniques for the instrument. One day a new generation of gu-zheng musicians will broaden the scope of the gu-zheng and take it to a higher level. 

(From http://www.melodyofguzheng.com/history_eng.htm)

SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN GUZHENG TRUNG QUỐC

SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN GUZHENG TRUNG QUỐC


Theo huyền thoại Trung Quốc, ngày xưa có một ông già sống chung với hai cậu con trai trẻ, ngoan và rất thích đàn. Trong nhà, ông bố có một cây đàn tranh 25 dây. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc, tự hỏi không biết có phải là cây đàn sắt hay chăng? Vì cây đàn sắt có 25 dây. Ðó chỉ là nghi vấn mà thôi). Trở lại chuyện hai cậu học đàn tranh. Một hôm bỗng dưng hai cậu cùng muốn đàn một lúc. Trong nhà chỉ có mỗi một cây đàn tranh. Lúc đầu còn lời qua tiếng lại. Dần dần, cãi nhau dữ dội. Ông bố nghe tiếng cãi nhau mới đi vào hỏi cớ sự làm sao. Khi hiểu ra sự tình, ông bố mới khuyên một trong hai người nên nhường cho người kia đàn trước. Nhưng rốt cuộc không sao hòa giải được. Tức giận quá, ông bố mới đi tìm một cây búa, rồi xách cây đàn chẻ ra làm đôi theo chiều dọc để làm thành hai cây đàn tranh: một cây 13 dây, bây giờ còn thấy ở miền Bắc Trung Quốc và ở Nhựt Bổn, còn cây kia 12 dây hiện vẫn còn thấy ở Mông Cổ và Triều Tiên. Lại có một giả thuyết khác cho rằng cây đàn tranh Trung Quốc là do ông Mông Ðiềm sáng chế ra vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Hình thù cây đàn tranh Trung Quốc rất giống cây đàn tranh Việt Nam nhưng to hơn. Bề dài cây đàn lối 1m50. Mặt đàn làm bằng cây ngô đồng. Có 13 dây tơ theo truyền thống Bắc Kinh hay 16 dây sắt theo truyền thống Quảng Ðông, được căng dài trên mặt âm bảng. Cũng có một hàng trục và một hàng nhạn xê dịch được. Người đàn dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón cái của bàn tay mặt để khảy và ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái để nhấn. Họ chỉ dùng móng tay để khảy và rất ít khi dùng móng sắt, hay đồi mồi như người Việt. Cây đàn thường để trên bàn trước mặt người đàn hoặc để trên đùi. Ngày nay ở Ðài Loan, cây đàn tranh có cây ngắn độ 1 thước và cây dài tới 1m80. Kỹ thuật đóng đàn làm theo kỹ nghệ hóa. Khúc cây đưa vào máy cắt, và khi ra khỏi máy đã gần thành cây đàn. Thành ra cây đàn tranh rất tốt, kích thước không sai chạy, và hình dáng hoàn hảo, nhưng lại rất yếu về âm thanh.


Nghệ sĩ Trung Quốc Liu Fang (Lưu Phương) trình tấu Guzheng


Song tấu Guzheng


Một nghệ sĩ nhí biểu diễn Guzheng

Họ không còn tuyển lựa khúc cây tốt, già, có gân, tất cả mọi việc đều kỹ nghệ hóa, máy móc hóa, chuyên về lượng mà làm giảm đi phần phẩm. Ðàn tranh thường được sử dụng độc tấu, song tấu hoặc hoà tấu trong một dàn nhạc.

 

 

(Trích “Các loại đàn Tranh ở viễn đông” – GS Trần Quang Hải trình bày)



Mấy phen cố ý lỗi cung đàn?



Mấy phen cố ý lỗi cung đàn?
 

鳴箏

鳴箏金粟柱,  
素手玉房前。  
欲得周郎顧,  
時時誤拂弦。

Minh tranh

Minh tranh kim túc trụ,
Tố thủ ngọc phòng tiền.
Dục đắc Chu Lang cố,
Thời thời ngộ phất huyền.

Gảy đàn tranh

Gảy chiếc đàn tranh với phím vàng,
Nõn nà tay ngọc lướt dịu dàng.
Muốn được Chu Lang
*
năng ngoảnh lại,
Mấy phen cố ý lỗi cung đàn.

Lý Đoan李端
(Nhà thơ thời Trung Đường)
 
*Chu Lang cố: nghĩa là Chu Lang ngoảnh lại. Chu Lang tức Chu Du, lúc 24 tuổi làm Đô đốc thống lĩnh toàn quân đội nước Ngô thời Tam Quốc. Chu Du rất sành âm nhạc, nghe đàn đến chỗ nào có nhầm lẫn dù đang ngà say cũng ngoảnh lại nhìn người biểu diễn. Ở nước Ngô có câu “Khúc hữu ngộ, Chu Lang cố”. Ở đây dùng điển cố này để miêu tả tâm tình của người nhạc kỹ, cố tình gảy sai để được người say chú ý.


 

KOTO (English)

 KOTO (English)


Few instruments have remained as unchanged and yet stayed as vibrantly relevant to their culture at large as the Japanese koto. For many, hearing just a few expressive notes played on the koto brings to mind the simple yet elegant beauty of traditional Japan. The Japanese koto has many relatives in Asia; the Ch' in in China, the komungo in Korea, and the dan tranh in Vietnam. These instruments have various numbers of strings, but the koto seems to have had thirteen when it was brought to Japan in the early Nara Period (710-784). (In Japan, folklore has it that a 23-string instrument in China was chopped in half and brought over.) The modern 13-string koto originates from the so or gakuso of Japanese court music, and was an important instrument of the exclusive Gagaku "Elegant Music" performed by the Imperial court ensemble. Popular among aristocrats, the koto was a romantic instrument in ancient Japanese literature. In one section of The Tale of Genji, Japan' s first novel, Prince Genji falls deeply in love with a woman he has never seen after hearing her exquisite koto performance. The novel was written by the authoress Murasaki Shikibu, who was an accomplished koto player herself. 

The koto is a long, hollow instrument, about six feet (180 cm) long and 14 inches (25 cm) wide, made from Paulownia wood, often called Empress Tree (kiri). The Paulownia Crest is the Imperial Crest of Japan, and the instrument is the official national instrument. The shape of the koto is said to resemble that of the dragon (ryu), and the names of various parts of the koto correspond to various parts of the dragon. Underneath the body are two sound holes, one at each end. There are 13 strings stretched lengthwise over bridges and tied at each end of the body. The strings are the same size and same tension. They were once made from silk, but nowadays nylon or tetlon is used; the sound is very close to the sound of silk strings, and they are much more durable and affordable. A movable bridge, called a ji, is placed under the length of each string. Originally rosewood or ivory bridges were used, but hard plastic bridges are most often used today. The bridges themselves are about an inch and a half (5 cm.) tall. Each string is lifted away from the koto by one of these movable bridges so that it will resonate when plucked. The strings are tuned according to the placement of the bridges. During performance the bridges can also be moved for different tunings. One of the challenging yet appealing aspects of the koto is the flexibility this type of tuning allows. For the player, it is challenging because each piece that is played needs to have the bridges set to the right tuning; it is appealing because of the wide variety of tunings that can be created, from traditional Japanese pentatonic scales, to European classical scales and improvised jazz tunings. This is one aspect that has helped to keep the instrument alive and well; the ability to adjust to various musical and cultural settings across time and place. 

The official written history of the koto in Japan dates from the 16th century. At that time, Kenjun (1547-1636), a Buddhist priest who lived in Northern Kyushu, began to compose for the instrument, calling the original style "Tsukushi" after the region. Yatsuhashi Kengyo (1614-1685), a gifted blind musician from Kyoto, learned from Kenjun and transformed the limited repertoire by adding new techniques, making new tunings, and writing new compositions. His most well-known composition, "Rokudan no Shirabe " (Study in Six Steps) remains the most well-known and often played classical koto piece today, and is viewed by koto players has containing all of the basic techniques needed for koto playing. In many schools, it is used as a test piece. It was during the peaceful Edo period (1603-1867) that the koto developed from an exclusive court instrument into a uniquely Japanese instrument with a voice all its own, with its own indelible sound that has become an intricate part of Japanese art and culture. Yastushashi is known today as the "Father of Modern Koto, " and visitors to Kyoto can enjoy Yatsuhashi Sembei, special koto-shaped cookies, to remember him by. 


 The strings are plucked with three picks, called tsume, which are worn on the thumb and first two fingers of the right hand, held on by bands. Today, the square-picked Ikuta School (Ikuta-ryu) and Yamada School (Yamada-ryu) are the two major koto schools. While there are some similarities between the styles, each school has its own exclusive repertoire and approach to the pieces. Ikuta Kengyo (1656-1715) created the Ikuta School. Ikuta rearranged a shamisen style called jiuta, a vocal style of shamisen music of the Edo Period popular in the Keihan region (Kyoto and Osaka). Ikuta's arrangements of jiuta became the foundation of the repertoire for the Ikuta School. Ikuta-style players use square-shaped picks, and today are known for emphasizing playing technique over singing. 

While tegotomono style was thriving in Osaka and Kyoto, Yamada Kengyo (1757-1817) was transforming shamisen styles as music for koto, and founded the Yamada School of koto music in Tokyo. Yamada based his style on the vocal compositions of Edo (old Tokyo). These pieces, composed for Tokyo-style shamisen, were adapted for the koto and evolved as the principal repertoire of the Yamada School. Yamada-style players use rounded picks, and nowadays are known for emphasizing classical singing with their playing. Within each school, various masters define their own style of performing and teaching in keeping with their school' s basic philosophy. 

The player kneels towards the right end of the instrument, at the head of the dragon. The player plucks the strings with the three picks, which can be used on the strings in a variety of styles to produce various textures. The left hand is used for altering the sound in numerous ways, sometimes pressing down on a string firmly on the left side of the bridge to change the pitch of a string, or gently moving the strings for various kinds of vibrato. The two hands work in close coordination with each other to produce each note. 

Western music was introduced in Japan at the beginning of the Meiji Period (1868-1912). The blind composer, innovator and performer Miyagi Michio (1894-1956) was the first Japanese composer to combine, with great creative inspiration, Western and traditional koto music. He is largely regarded as being responsible for keeping the koto vital and alive at a shaky turning point in Japanese culture, when traditional arts were being set aside and forgotten in a time of intense westernization. He not only wrote over 300 new works for the instrument, he invented the very popular 17-string bass koto, created new playing techniques, expanded traditional forms, and in general restored popularity to the genre with his charismatic and down-to-earth personality. He also performed abroad, and his 1929 duo for koto and shakuhachi, Haru no Umi (Spring Sea) has been transcribed for numerous instruments, and is played to welcome each New Year throughout Japan. Since that time, composers such as Sawai Tadao (1937-1997) have furthered Miyagi' s vision by continuing to compose and perform works that continue to stretch the instrument in new directions. (To learn more about Sawai Tadao, Sawai Kazue and the current directions of modern koto artists, see the articles at http://www.kotoworld.com/articles_by_liz.html) Because of the integrity, creativity and determination of some very talented musicians and the devotion and dedication of their students, the thousand-year old Japanese koto is still as vibrantly alive and appealing as ever. 



SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN KOTO – NHỰT BỔN

SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN KOTO – NHỰT BỔN
 

Theo truyền thuyết, một nhạc sĩ người Trung Quốc đem một cây đàn tranh vào xứ Nhựt và cây đàn ấy gọi là So-no-koto hiện vẫn còn được sử dụng trong vũ điệu cung đình cổ truyền Bugaku. Hoặc một huyền thoại cho rằng vào thế kỷ thứ 7, có một bà thuộc dòng dõi quý tộc tên là Ishikawa Iroko, trong thời gian đi nghỉ ở miền quê, một hôm tình cờ bà nghe một âm thanh lạ khi đi dạo gần một động núi. Bà mới đi lại gần nghe và gặp một ông đạo sĩ người Trung Quốc đang khảy đàn tranh. Bà Ishikawa Iroko mê mẩn tâm thần và xin thọ giáo. Sau một thời gian học tập, bà ta mới trở về nhà, thuật lại cho mọi người nghe. Không ai chịu tin rằng chuyện đó có thật. Bà tức quá mới dẫn mọi người lại động núi thì không thấy ai hết, mà chỉ thấy trên vòm trời xanh ngay trên đỉnh núi lơ lửng một vầng mây trắng. Từ đó bà Ishikawa Iroko mở trường dạy đàn tranh và thành lập môn phái Kyushu. Điều chắc chắn là đàn tranh Koto Nhựt có từ thời đại Nara (710-793) được dùng trong dàn nhạc Gagaku (Nhã nhạc). Mãi tới đầu thế kỷ thứ 16, vào thời đại Momoyama (1574-1602), một nhà sư đạo Phật ở miền Bắc Kyushu tên là Kenjun (1547-1636) sáng tác những bài hát đầu tiên với tiếng đệm của đàn tranh. Loại nhạc mới này gọi là Tsukushi-goto lấy tên của tỉnh thành nơi nhà sư đã sống. Sau đó có một nhà sư khác tên là Yatsuhashi Kengyo (1614-1685) ở Kyoto học cách đàn và hát theo thể nhạc mới tsukushi-goto và ông lại tạo ra một thể điệu mới cho nhạc koto bằng cách phỏng theo hình thức cấu tạo sáu bài hát của tsukushi-goto, và được gọi là kumi-uta. 


Kengyo Yatsuhashi với cây đàn Koto
 
Sự khác biệt giữa hai trường phái Tsukushi-goto và Yatsuhashi nằm trong cách lên dây đàn và cách sử dụng điệu. Trường phái Tsukushi-goto lên dây đàn theo điệu Ryo của nhã nhạc (gagaku), nghĩa là âm giai với 12 bán cung trong khi trường phái Yatsuhashi chỉ dùng hai điệu mới gọi là Hirajoshi (Sol-sol thấp một bát độ-SiĐo-Mi-Fa-La-SiĐo-Mi-Fa-La-Si) và Kumoijoshi (Mi-La thấp một quãng 5 - Sib-Re-Mi-Fa-La-Sib-Re-Mi-Fa-La-Si) dựa theo điệu In (âm) âm giai lên gồm các nốt: Mi-Fa-La-Si-Re-Mi trong khi âm giai xuống gồm các nốt: MiĐo-Si-La-Fa-Mi. Hai điệu Hirajoshi và Kumoijoshi trở thành hai thang âm tiêu biểu và đặc thù của nhạc Nhựt Bổn ngày nay. Nhà sư Yatsuhashi và những người học trò của ông có sáng tác một số bài độc tấu đàn tranh nhưng hầu hết các bài đặt ra đều là bài hát với phần đệm đàn koto. Đồng lúc với sự phát triển thể nhạc mới Tsukushi-goto, nhạc shamisen (shamisen là một đàn dây giống như cây đàn tam của Việt Nam) cũng bắt đầu lộ diện ở Nhựt. Ông Ikuta Kengyo (1656-1715) mới phối hợp đàn shamisen và đàn tranh koto trong khi trình diễn Ji-Uta (một loại hát đệm đàn Shamisen). Từ đó về sau, những bài bản gồm có một phần ngắn hát và một phần dài đàn tranh koto. Phần đánh đàn gọi là Te-goto và thể cách trình diễn các bài hát kiểu đó gọi là Te-goto-mono. 


Đàn Koto trường phái Ikuta (Sanh điền lưu) & Đàn Koto trường phái Yamada (Sơn điền lưu)

Trong khi Te-goto-mono được bành trướng mạnh ở Kyoto và Osaka, thì ở Edo, một nhạc sĩ khác tên là Yamada Kengyo (1757-1817) mới tạo ra một thể cách mới cho nhạc koto là phối hợp nhạc hiện đại shamisen và nhạc koto. Vào cuối thời đại Edo (1603-1867) ông Yoshizawa Kengyo ở Nagoya lại nghĩ ra cách để đàn koto một mình đệm bài hát mà thôi. Kiểu này đã từng dùng trong Kumi-Uta, nhưng có khác là ông Yoshizawa Kengyo trích lời ca qua các bài thơ cổ điển trong các cổ thi tuyển danh tiếng như Kokin Waka Shu, Kin Yo Shu, vv... Ông ta lại chế ra một cách lên dây hoàn toàn khác hẳn hai điệu âm (In) và dương (Ryo) và đặt tên là Kokin-joshi lấy từ tên Kokin Waka Shu mà ra. Âm giai như sau: Mi-La-Si (thấp)-Re-Mi-Fa-La-Si-Re-Mi-Fa-La-Si.

Từ khi nhạc Tây Âu bắt đầu xâm nhập đất Phù Tang vào đầu thời đại Meiji (1868 trở về sau), nhiều nhạc sĩ cổ truyền Nhựt thử sử dụng các âm giai mới vào trong nhạc Nhựt và một số ít đã thành công. Miyagi Michio (1895-1956), nhà soạn nhạc Nhựt đầu tiên đã phối hợp hai luồng nhạc Á Âu, sử dụng hai nhạc ngữ Đông Tây trong khi soạn các nhạc phẩm cho đàn koto. Từ đó những nhạc sĩ trẻ tuổi và các người đánh đàn tranh koto đều bắt chước ông Miyagi Michio. Có một số phê bình ông và lại thử một hướng đi khác. Gần đây, nhứt là từ khi sau thế chiến thứ hai (1939), rất đông nhà soạn nhạc Nhựt thi đua nhau sáng tác nhạc đương đại dựa trên nhạc cổ truyền. Cây đàn tranh Koto làm bằng cây pawlonia, dài 1m80. Mười ba dây tơ căng dài trên mặt âm bảng. Mười ba con nhạn hình chữ A hứng chịu 13 dây đàn. Đàn tranh Koto không có trục giống như đàn Kayakeum của Triều Tiên. Người khảy đàn mang móng vào ngón tay cái, trỏ và giữa của bàn tay mặt và dùng ba ngón tay trỏ, giữa, và áp út của bàn tay trái mang móng đeo ở ngón tay thì đủ biết người đàn thuộc trường phái nào (Gagaku, Tsukushi-goto, Ikuta, Yamada). Đàn tranh koto có thể đàn độc tấu, tam tấu với với đàn shamisen, ống tiêu shakuhachi, hay đàn trong dàn nhạc cổ điển hay cận đại.

 



(Trích “Các loại Đàn Tranh ở viễn Đông” – GS Trần Quang Hải trình bày)


Những cánh hoa - Hanakage - LAN HƯƠNG & Koto

MỘT NGƯỜI BẠN CỦA TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG
LAN HƯƠNG 
biểu diễn ĐÀN KOTO NHỰT BỔN


Những cánh hoa

Gió thổi trên bàn tay
Lung linh cánh hoa bay
Rớt từng nhụy vào dây
Rớt từng mộng vào mây…

(KV – riêng gửi Koto Lan Hương)

Haru no sono
Kurenai niou
Momo no hana
Shitaderu michi ni
Idetatsu otome

Vườn xuân đẹp sao
Đường đi ngời sáng
Bóng hoa hồng đào
Một người con gái
Từ đâu bước vào.

(Thi sĩ Nhựt Bổn Yakamochi – “Vạn diệp tập” bài số 4139)

 

 

 


 

 

 

 



Photos by KHÁNH VÂN

Chơi đàn Koto như thế nào?

Chơi đàn Koto như thế nào?
 


1. Ngồi trước đàn:

Vị trí ngồi chơi đàn Koto là thẳng trước mặt đàn, về phía bên phải của nhạc cụ này. Người hơi ngả về trước, gảy vào khoảng 3-5cm của dây đàn tính từ bên phải. Cách chơi Koto truyền thống là đặt phần cuối đàn bên phải lên một chiếc đệm nhỏ, như vậy nhạc cụ này sẽ cao hơn mặt chiếu Tatami khoảng 8cm. Trong trường hợp này thì đặt đầu gối trên chiếu Tatami



                                

Cách ngồi đàn Koto truyền thống


                                   

Cách ngồi đàn Koto ngày nay

Ngày nay, một số nhạc công thích đặt Koto lên một chiếc giá đỡ, còn họ ngồi trên ghế để chơi (khá giống phong cách của Trung Quốc). 

2. Đeo vào hai ngón tay và ngón cái của tay phải 3 miếng gảy:


 Dây đàn được gảy bằng các miếng gảy làm bằng ngà voi, được gọi là Tsume, trong tiếng Nhật nghĩa là móng. Người chơi sử dụng 3 Tsume, được đeo vào các ngón: trỏ, giữa và cái của bàn tay phải. Hình dạng của Tsume phụ thuộc vào đặc thù của từng trường phái. 

                  

Ikuta - Trường phái Sanh điền lưu (móng đàn vuông)

               

Yamada - Trường phái Sơn điền lưu (móng đàn bầu nhọn)

Ở Nhật có hai trường phái, Yamada (ảnh trái) và Ikuta (ảnh phải). Dấu đỏ trên mỗi bức hình chỉ ra vị trí người chơi sử dụng để gảy dây đàn. Trường phái Yamada thì sử dụng đỉnh miếng gảy, đàn đặt ngang đầu gối. Trường phái Ikuta thì dùng góc trái của miếng gảy ngón cái và góc phải của hai ngón còn lại để chơi, vì vậy để tạo ra âm thanh tốt nhất, người chơi phải ngồi chếch một góc 45 độ về phía trái. Mặc dù theo truyền thống thì những miếng gảy này phải được làm từ ngà voi, nhưng ngày càng khó kiếm được ngà voi, nên giờ đây, người ta dùng nhiều loại vật liệu khác để thay thế. 

3. Chỉnh âm cơ bản: 

Trước khi bắt đầu chơi Koto, người ta phải lên dây cho đàn. Để bắt đầu, 13 ngựa đàn (gọi là Ji) được đặt dưới từng dây đàn, sau đó người ta điều chỉnh chúng cho tới khi các dây đạt được chính xác những âm cơ bản. Cách chỉnh âm cơ bản phổ biến nhất của Koto là: mỗi dây có một tên riêng, bắt đầu từ dây trầm nhất, Ichi (1), Ni (2), San (3), Shi (4), Go (5), Roku (6), Shichi (7), Hachi (8), Ku (9), Jyu (10), To (11), I (12), Kin (13). Năm dây tương đương với một quãng tám. Các # hơi trầm hơn hệ âm của phương Tây. Hãy nghe tiếng Koto của tôi và tự lên dây đàn của bạn nhé! 

IPB Image Hira-tyoshi ("Rokudan" "Midare" vân vân)
IPB Image

IPB Image Kokin-tyoshi ("Chidorinokyoku" vân vân)
IPB Image

IPB Image Hon-kumoi-tyoshi ("Kumoinokyoku" vân vân)
IPB Image

IPB Image Gaku-tyoshi ("Chikubushima" vân vân)
IPB Image

Đàn Koto cũng cho phép bạn tự lên dây theo ý mình, giống như khi lên dây cho piano, có thể lên theo từng quãng tám, có thể lên theo hệ 12 âm, hoặc tùy theo ý bạn. Như thế sẽ thú vị hơn cho người nhạc công!

(From Internet)
 

Koto! Koto! Chào em giấc mộng Phù Tang!

Koto! Koto! Chào em giấc mộng Phù Tang!


Nghe tiếng đàn Koto
Trong đêm dài thao thức
Em nghe chăng em ơi
Tình là mơ hay thực?

Trăm cánh sakura
Bay nghiêng qua trời mộng
Giá mình là thi nhân
Chắc thơ về ngơ ngẩn!

Kimono ngày xưa
Em ơi em ngày xưa
Tiếng đàn thơm môi cũ
Ai say hồn cung tơ?
 
- Khánh Vân -

Người Nhật nói gì về cây đàn Koto?

Người Nhật nói gì về cây đàn Koto?

Đã từ lâu, tên những bộ phận của đàn koto được quyết định đặt theo các bộ phận của con rồng bị phong ấn dưới lòng đất theo truyền thuyết của người Nhật. Một số tên bộ phận được viết bằng Hán tự, có nghĩa là "lưỡi rồng", "trán rồng" và "sừng rồng". 
 
Ryuko (lưng rồng):

Bộ phận này là thân đàn chính của koto. Người nhạc công sẽ gảy dây đàn bằng tay phải, và gảy bên phải của ji, ngựa đàn bên dưới dây. Thân đàn chính dài như vậy cũng như lưng của loài rồng linh thiêng. 

 
Ryubi (đuôi rồng):

Sau khi gảy koto, các dây đàn rung lên, truyền xung động đến các lỗ trong thân đàn và được cộng hưởng, phần dây còn thừa lại cũng được mắc ở đây. Chúng được cuộn thành hai bó - một cuộn 6 dây, một cuộn 7 dây - cách ly với các dây sau đó. Chính vì vậy mà người Nhật đã tưởng tượng phần dây thừa ấy là đuôi rồng. 

 
Ji (ngựa đàn):

Những cột chống này có thể trượt lên/xuống theo thân đàn để điều chỉnh âm thanh. Với những đỉnh chữ V để giữ dây, chúng cũng làm nhiệm vụ truyền sóng âm từ dây đến thân đàn koto, làm âm tròn đầy và phong phú hơn. 

 
Tsume (móng):

Người nhạc công không chơi koto trực tiếp bằng ngón tay, mà đeo vào ngón tay ba tsume: ngón trỏ, ngón giữa và ngón tay của tay phải, và dùng chúng để gảy dây đàn. 

Ngoài ra, theo cô Thúy Hoan kể lại rằng, dưới đáy đàn Koto cổ truyền còn có 2 chân đàn được thi vị hoá thành móng rồng, Người Nhật tưởng tượng hai bên thành đàn của họ là hai bên bờ biển, con rồng nằm chính giữa, quả là thú vị xiết bao!

(Góp nhặt từ Internet & theo lời kể của cô Thúy Hoan)

CHÚC THỌ THẦY TRẦN VĂN KHÊ 87 TUỔI

CHÚC THỌ THẦY TRẦN VĂN KHÊ 87 TUỔI


Lớp lớp đàn con đến bên thầy
Tám mươi bảy tuổi có hôm nay
Trẻ, già, trai, gái về đông đủ
“Tiếng Hát Quê Hương” chúc thọ thầy.

“Hôm nay vui thật vui vui nhiều”
Câu hát thường ngày sao đáng yêu
Cô trò nghe ngóng thầy đàn hát
Ấm áp tình quê bao sớm chiều.

Xa xứ lâu rồi thầy vẫn mong
Ngày về quê mẹ thỏa nỗi trông
Già tài quý báu hồn dân tộc
Nhắn nhủ cháu con hãy một lòng.

Đất nước thanh bình đang đổi thay
Văn hóa ngoại lai dẫu có hay
Chớ nên quên lãng hồn quê Việt
Kết hợp trong ngoài khéo mới hay.

Nhã nhạc cung đình Huế xưa nay
Dòng nhạc Việt Nam uyên bác này
Đâu phải mọi người ai cũng biết
Thế giới hiểu ta bởi qua thầy.

Hai năm một lần khách đến đây
Ngày hội Festival chốn này
Văn hiến Việt Nam - cố đô Huế
Múa hát Cung đình say ngất ngây.

Hôm nay chúng con đến với thầy
Sung sướng mọi người được tới đây
Cùng nhau kính chúc thầy vui khỏe
Thượng thọ trăm năm, lại bên thầy.


Tháng 7 năm 2007

Nguyễn Thị Thanh - Lớp Dân Ca

GIỮ GÌN CÂU HÁT DÂN CA

GIỮ GÌN CÂU HÁT DÂN CA


Không hiểu vì sao tôi lại yêu những câu hát dân ca? 

Dân ca là một phần máu thịt của tôi, là những câu hát à ơi từ thuở nằm nôi mẹ ru tôi ngủ. Tôi yêu những câu hát ấy cũng như tôi yêu mẹ. Mẹ đã cho tôi hơi thở của cuộc sống và đồng thời cũng cho tôi cảm nhận được tình thương qua những câu hát dân ca. Ôi những câu chữ mộc mạc, như lời tự sự, như tiếng tâm tình về quê hương đất nước mình, về những tình cảm cao đẹp trong cuộc sống như tình gia đình, tình bạn bè, tình yêu đôi lứa trong sáng...

Trong cuộc sống hối hả của nền kinh tế thị trường, có lúc tôi khao khát cuộc sống giản dị và chân thật; khi tôi mệt mỏi, buồn chán thì lời ca tiếng hát ấy như động viên tôi xua đi nỗi buồn. Dân ca gợi lên những hình ảnh tốt đẹp của con người, bản sắc dân tộc Việt Nam. Tôi đến với lớp học dân ca là sự ngẫu nhiên tình cờ nhưng trong tôi từ lâu đã có một tình yêu chân thành đối với nó. Bên trong mỗi bài hát chứa đựng tâm tư tình cảm của lối sống tích cực đối lập với lối sống thực dụng. Và thế hệ trẻ 8X chúng tôi vẫn luôn khao khát được cống hiến, xây dựng đất nước, căm ghét bất công, lối sống thiển cận, ích kỷ cá nhân cho nên khi tìm đến với dân ca là chúng tôi cũng muốn góp phần gìn giữ giá trị cuộc sống của những bài hát này, giúp cho chúng tôi yêu đời hơn, hiểu về dân tộc mình hơn để từ đó bíêt thương quê hương mình hơn.

Đến với lớp học tôi cảm nhận được tình cảm thân ái giữa các bạn trong lớp, sự đoàn kết chia sẻ như trong một gia đình. Tôi thầm cảm ơn rất nhiều công lao của cô Hoan, thầy Hòa và các anh chị trong câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương đã tâm huyết xây dựng, tuyên truyền, phổ biến nhạc dân tộc, trong đó có bộ môn dân ca, là cái gạch nối để chúng em đến với nét văn hóa dân tộc. Lớp học với tinh thần tự giác, cả thầy lẫn trò thật nghiêm túc, chứa chan tình thân ái. Em mong sao mái nhà chung này sẽ tiếp tục phát triển, là sân chơi bổ ích để giáo dục thế hệ măng non gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc. Chúng ta không nên để bản sắc ấy dần mất đi khi đất nước đã và đang hội nhập quốc tế, sẽ có rất nhiều làn sóng văn hóa du nhập vào nước ta, liệu chúng ta có giữ được bản sắc riêng của Việt Nam hay không? Điều đó còn tùy thuộc vào mỗi người chúng ta gìn giữ các giá trị truyền thống, dân gian ấy như thế nào. “Chúng ta hòa nhập nhưng không hòa tan” nhé!

Em yêu dân ca có lẽ vì nó gắn bó với em từ thuở còn thơ. Em cảm nhận nét đẹp của nó cũng như cảm nhận được nét đẹp dân tộc mình.Vì vậy để phát triển và bảo tồn dân ca theo em nên đưa bộ môn này vào trong trường học, nhất là các trường tiểu học, trung học. Sau mỗi bài học có bài thảo luận, phân tích ý nghĩa nội dung bài hát bởi chúng ta có hiểu mới cảm nhận và yêu nó. Chúng ta cũng nên cùng nhau phổ biến rộng rãi dân ca dưới mọi hình thức, phát huy sáng tạo phong cách biểu diễn bài hát nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng, thể hiện bài hát một cách chân thành và có hồn, dễ đi vào lòng người. Bằng những cách đó dân ca mới đi sâu vào cuộc sống của mỗi người Việt Nam và duy trì được sức sống của nó trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay.


Phan Thị Việt Thảo - Lớp Dân Ca

ĐẾN VỚI SÁO TRÚC Ở CLB. TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG

ĐẾN VỚI SÁO TRÚC Ở CLB. TIẾNG HÁT QUÊ HƯƠNG


Trong quá trình phát triển của đất nước ta, hay nói rõ hơn là nhân dân ta đã có một đời sống tinh thần rất phong phú mà âm nhạc là món ăn tinh thần không thê thiếu. Có lẽ ai cũng đã một lần nghe qua những giai điệu mộc mạc của làng quê qua tiếng sáo trúc thánh thót giữa đồng xanh bát ngát hay tiếng hò trên sông của cô lái đò. Tuy nhiên, theo sự phát triển của đô thị và sự hội nhập văn hóa, nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đã quen với tiếng nhạc pop, nhạc rock và dần lãng quên những giai điệu của quê hương. Tưởng chừng những âm thanh ấy sẽ trôi vào quên lãng. Thế nhưng... không! Nó vẫn không mất đi khi mà còn có những người thầy đã gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ học sinh. Câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương ra đời chính vì lý do đó.

Dù chỉ sinh hoạt trong một không gian nhỏ nhưng chỉ cần bước vào câu lạc bộ là như ta đang bước vào một không gian mênh mông của quê hương. Với các môn học như đàn Tranh, đàn Nguyệt, Sáo trúc,… cộng thêm những khóa học miễn phí, câu lạc bộ đã thu hút rất nhiều bạn trẻ. Là một học sinh, tôi đã theo học lớp sáo trúc của thầy Trần Văn Sơn, với một ý nghĩ đơn giản là học sáo có vẻ dễ hơn các môn khác, sáo cũng nhẹ và tiện để mang theo. Thế nhưng, có học mới biết để thổi hết các nốt của sáo cũng cần 4 buổi học, dù vậy, bây giờ tôi cũng đã thổi được những đoạn nhạc ngắn với tiết tấu chậm. Và để cho các bạn thành viên của câu lạc bộ quen biết nhau hơn và có thể kết hợp giữa các môn học, chúng tôi có những buổi sinh hoạt chung 2 tuần 1 lần do cô Thúy Hoan, chủ nhiệm câu lạc bộ, hướng dẫn.

Tuy hiện giờ trình độ của tôi chưa bằng các anh chị nhưng tôi vẫn cố gắng phấn đấu. Xin cám ơn câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương cùng các thầy cô giáo đã đưa cả tâm huyết của mình vào việc giảng dạy cho chúng em, công việc của các thầy cô đã đem lại một “hồn quê” giữa lòng thành phố, khơi dậy trong tâm hồn chúng em niềm tin yêu vào âm nhạc dân tộc của nước mình.


Nguyễn Hàm Bảo Tùng - Lớp Sáo Trúc
Tôi và sáo trúc 

Đã từ lâu tôi có một niềm yêu thích đối với các loại nhạc cụ, và dòng nhạc dân tộc với đàn tranh, sáo trúc, đàn bầu… là một phần trong đó. Tôi biết thỉnh thoảng có những biểu diễn nhạc dân tộc ở các nhà văn hóa nhưng do thời gian hạn chế và ít lui tới sinh hoạt ở những nơi này nên tôi không biết được lịch trình diễn cụ thể. Trong một lần tình cờ đọc báo, tôi được biết thông tin buổi biểu diễn của câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương và phần giảng giải của Giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê về bộ gõ sẽ diễn ra vào sáng chủ nhật tại Cung văn hóa Lao Động. Buổi biểu diễn đã cho tôi thêm ấn tượng đẹp về âm nhạc dân tộc. Cũng trong buổi sáng hôm ấy, tôi và mọi người tham dự được nghe Nhà giáo Ưu tú Phạm Thúy Hoan thông báo về việc câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương mở lớp học hè các bộ môn đàn kìm, dân ca, sáo trúc. Theo như thông báo, sáng chủ nhật tuần sau tôi lại đến Cung văn hóa Lao Động. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn trẻ cũng yêu thích âm nhạc dân tộc như tôi. Ba lớp học đều có những cái hay riêng nhưng tôi chọn lớp sáo trúc vì tôi yêu sự giản dị của nhạc cụ này, chỉ là một ống trúc khoét lỗ, rất gọn, nhẹ mà lại có thể tạo nên những âm thanh réo rắt, luyến láy trầm bổng lay động lòng người.

Khi buổi học đầu tiên kết thúc, tôi có thêm niềm vui mới vì đã có thể “bắt” cây sáo phát ra tiếng kêu theo ý mình, điều mà trước đây tôi chưa làm được. Rồi những sáng chủ nhật kế tiếp lần lượt trôi qua, từ những nốt nhạc rời rạc ban đầu đã được ghép lại thành bài nhạc. Bắt đầu từ những bài đơn giản như: Tập đếm, Con chim non, Đôi chim non... rồi đến bài dài hơn, phức tạp hơn như Nhạc rừng. Dù những nốt nhạc tôi thổi nghe còn “thô”, chưa thể luyến láy trầm bổng và vẫn còn hay “lỗi nhịp”, nhưng mỗi khi nghe những khúc nhạc thật hay của các bạn lớp trên thổi, lại là động lực cho tôi cố gắng hơn nữa để sớm được như các bạn.

Qua đây, tôi xin cám ơn câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương đã mở ra những lớp học thật bổ ích. Cám ơn cô Thúy Hoan với những buổi học nhạc lý thật đông vui cùng các lớp dân ca, đàn kìm... Và xin chân thành cám ơn thầy Trần Văn Sơn, người đã trực tiếp đứng lớp, tận tình giảng dạy cho chúng tôi bộ môn sáo trúc này.


Nguyễn Hàm Bảo Trâm - Lớp Sáo Trúc 

Yêu dấu Đàn Tranh

Yêu dấu Đàn Tranh
 
Tiếng suối reo róc rách, tiếng nước chảy nhẹ nhàng, hay là một hơi thở dài ngậm ngùi? Cũng có khi đó là chuỗi cười trong trẻo của cô thiếu nữ? Đều đúng cả. Vì mỗi người đều có một cảm nhận riêng cho tiếng đàn tranh rải dài từ cao xuống thấp. Thật phong phú và tinh tế làm sao!

Đàn tranh, một loại đàn trong kho tàng nhạc cụ của dân tộc Việt Nam với 17 dây cao độ khác nhau đã thu hút ngày càng nhiều các cô gái và không ít chàng trai theo học. Riêng tôi, từ thuở còn học cấp hai, đã bị thu hút bởi dáng ngồi duyên dáng, bởi bàn tay mềm mại lướt trên các dây đàn của các cô gái đàn tranh và nhất là bị mê hoặc bởi tiếng đàn lúc trong vắt, lúc trầm buồn mà vẫn luyến láy những giai điệu thật mượt mà, đằm thắm. Và tôi đã tìm cách đi học với bạn của người chị. Nhưng nhà cô ấy xa, mình lại còn nhỏ nên gia đình không cho tôi tự đi học bằng xe đạp, mà chở đi thì không có anh chị nào sắp xếp được cả. Thế là tôi đành gác lại và cũng quên luôn niềm mong ước đó theo thời gian với những lo toan cho việc học hành, tốt nghiệp, đi làm... Rồi một dịp đi dự giỗ đầu của mẹ một người bạn tại ngôi chùa, nhìn thấy dãy đàn tranh treo thẳng tắp ở tường, tôi chợt bàng hoàng thấy lại những hình ảnh của mong ước xưa. Và giờ tôi đã thực hiện được điều mình ấp ủ từ thuở bé. Tất nhiên, tiếng đàn của tôi còn non lắm, tay còn cứng lắm, thế nhưng điều đó không làm tôi nản mà chỉ khiến tôi càng cố gắng hơn trong việc học đàn.

Xin trân trọng cám ơn thầy Thanh Trí - trụ trì ngôi chùa Kim Cương - đã tạo điều kiện tuyệt vời cho lớp học. Và càng trân trọng cám ơn cô Thúy Hoan, nhà giáo ưu tú, bậc thầy về đàn tranh, người mà tôi không nghĩ mình vinh dự được theo học trực tiếp. Cùng cô Lâm, thầy Minh Luận, các anh chị lớp trên (và còn rất trẻ) trợ giảng, mỗi người một tính cách, một nét đàn riêng nhưng tất cả đều cùng hòa nhịp, cùng góp sức vào cho lớp đàn tranh được ngày càng tuyệt vời... Vô cùng cám ơn.


Ngày 29 tháng 07 năm 2007

Phan Thị Liên - Lớp đàn tranh chùa Kim Cương

Yêu sao câu dân ca

Yêu sao câu dân ca

Từ khi tôi mới cất tiếng khóc chào đời đã được mẹ hát cho nghe những bài ru à ơi đậm đà tình nghĩa. Khi lớn hơn chút nữa lại nghe bà, nghe mẹ hát những bài lý, bài vè, những bài dân ca Việt Nam. Và khi tôi trưởng thành, tôi có thể tự mình hát lên những bài hát mà thuở ấu thơ tôi đã được nghe. Những làn điệu nhẹ nhàng mà sâu lắng, thanh thoát của dân ca Việt Nam đã in vào trong ký ức tôi. Tôi thầm ao ước trở thành một ca sĩ để đem dân ca Việt Nam đến với mọi người và để thỏa ước nguyện mà bà và mẹ tôi hằng mong. Nhưng có lẽ tôi không có tài để trở thành người như thế nên tôi chỉ biết tự mình thích và tự mình hát cho mình nghe, và chỉ có bà, mẹ và bạn bè là khán giả mỗi khi tôi cất tiếng ca. Tôi yêu dân ca và những làn điệu của nó. Tôi mong muốn được đi học hát dân ca, nhưng do hoàn cảnh tôi không thể thực hiện được điều mà tôi yêu thích. Dịp may đã đến với tôi khi bất ngờ tôi được thầy chủ nhiệm giới thiệu về lớp học dân ca tại Cung Văn Hóa Lao Động vào sáng chủ nhật hằng tuần do câu lạc bộ Tiếng Hát Quê Hương tổ chức. Nắm được sợi dây may mắn đó, tôi tức tốc tới đăng ký học hát dân ca, môn học mà tôi hằng ao ước. Ở đây tôi được thầy cô chỉ dạy tận tình, thầy chỉ tôi cách luyến, cách ngân một bài lý của mỗi vùng miền khác nhau. Cô chỉ cho tôi những nốt nhạc, những thanh âm. Tôi được học không chỉ dân ca miền Nam, miền Trung mà còn cả những làn điệu quan họ mượt mà của miền Bắc. Làn điệu dân ca của mỗi miền đều có những nét đặc trưng riêng, miền Bắc í a í ới duyên dáng với Người ơi Người ở đừng về, Se chỉ luồn kim, Ngồi tựa mạn thuyền, Còn duyên... thì cũng có những làn điệu sâu lắng của miền Trung như Lý con sáo Huế, Lý mười thương... cho đến những giai điệu phóng khoáng, tươi vui của Lý đất giồng, Lý ngựa ô, Lý cây bông... của miền Nam.

Tôi được học những bài mà trước đây tôi chưa hề biết ngoài những bài thường nghe bà và mẹ tôi hát. Đó là sự may mắn. Nhưng tiếc rằng thời gian học của tôi quá ngắn, mỗi chủ nhật lớp chỉ có 2 giờ, nếu như thời gian được kéo dài hơn thì hay biết mấy. Tôi không muốn xa thầy, xa cô và xa những người bạn mới quen có cùng sở thích. Nhưng dù sao tôi cũng cám ơn thầy cô. Nhờ thầy cô mà tôi hiểu ra rằng dù tôi đang nghe bất cứ loại nhạc nào nhưng trước sau gì cũng đều trở về cội nguồn, trở về với dòng nhạc dân ca truyền thống mà tôi đang cố góp một phần nhỏ bé để giữ gìn, mặc dù tôi hát không hay nhưng người ta thường nói “Hát hay không bằng hay hát” các bạn nhỉ?


Trần Thị Nhài - Lớp Dân Ca

Vài ý kiến...

Vài ý kiến... 

Giới trẻ hiện nay đang ngày càng quên đi những giai điệu nhẹ nhàng, thanh thoát, sâu lắng của dân ca Việt Nam mà hướng tới những dòng nhạc trẻ pop, rock... sôi động. Dân ca đang bị xếp vào một góc khuất của âm nhạc Việt Nam, ít người quan tâm và biết đến. Nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ quên dân ca mà ngược lại Nhà nước và chính chúng ta cũng đang tìm ra những cách, những con đường mới để dân ca phát triển trở lại với xã hội.

Chúng ta có thể đem dân ca vào trong môi trường giáo dục ở các trường học, từ tiểu học đến trung học, đại học... Đồng thời mở thêm các câu lạc bộ hát dân ca thu hút mọi giới tuổi không phân biệt già trẻ, lớn nhỏ.

Các câu lạc bộ cũng nên thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu giữa các câu lạc bộ âm nhạc, dân ca với nhau. Mở rộng cửa giao lưu, đưa dân ca Việt Nam đến các quốc gia quanh khu vực và ngày càng ra xa hơn... Có như thế dân ca Việt Nam mới có hy vọng được khôi phục và có thể lôi kéo giới trẻ về với cội nguồn dân tộc.


Trần Thị Nhài - Lớp Dân Ca

Lớp Đàn Nguyệt của tôi

Lớp Đàn Nguyệt của tôi
 
Trong xã hội hiện đại, các bạn trẻ thường bị thu hút bởi các dòng nhạc du nhập từ nước ngoài như Rap, Hip Hop,… Các bạn trẻ dễ bị lôi cuốn bởi các nhạc cụ hiện đại như trống Tây, organ… Do đó, những nhạc cụ dân tộc ngày càng bị giới trẻ dần lãng quên. Nhưng nếu các bạn được vào những lớp học dạy nhạc cụ dân tộc, các bạn sẽ có cảm nhận khác và sẽ thật sự yêu thích nền âm nhạc dân tộc.

Tôi đã có một cơ duyên để tiếp xúc và theo học các lớp nhạc cụ dân tộc, trong đó lớp học đàn nguyệt đã để lại trong lòng tôi nhiều cảm xúc khó quên.

Mới ngày nào còn bỡ ngỡ vì bước và một lớp học với bạn bè mới, mà lớp học thì rất đơn giản, không được khang trang như những lớp học nhạc khác. Càng bỡ ngỡ với nhóm bạn trẻ chúng tôi vì Thầy phụ trách lớp đàn nguyệt này là một thanh niên cón trẻ. Chúng tôi chợt hiểu rằng nền âm nhạc dân tộc không phải chỉ thích hợp với người lớn tuổi mà cũng ảnh hưởng đến tầng lớp thế hệ trẻ.

Thế là, chúng tôi đón nhận sự dạy dỗ, chăm sóc của Thầy, sự giúp đỡ của các bạn học, chúng tôi đã vượt qua được những sự khó khăn ban đầu để hiểu và cảm nhận sự đặc sắc trong từng tiếng đàn nguyệt, trong từng bài học dân ca.

Mặc cho trang thiết bị vật chất không đầy đủ, không hiện đại, mặc cho những buổi mưa nhiều hay nắng gắt, mặc cho số lượng học viên trong lớp đàn nguyệt không đông vui, nhưng chỉ với vài học viên và sự dạy dỗ tận tâm, nhiệt tình của Thầy giáo trẻ, lớp học chúng tôi đã duy trì đến ngày hôm nay.

Thầy trò chúng tôi đã vượt qua bao nhiêu vất vả, đặc biệt với một nhạc cụ dân tộc chỉ có 2 dây, Thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn từng học viên, giúp từng học viên cách khảy dây, nhấn dây đúng tông độ và hướng dẫn chúng tôi cảm nhận đúng âm lượng của từng nốt nhạc, từng đỏan khúc dân ca…

Không biết lời nào kể hết và không biết lời nào có thể bày tỏ hết sự biết ơn của chúng tôi đối với công lao dạy dỗ của Thầy, người giúp chúng tôi - những bạn trẻ biết cảm âm và yêu mến âm nhạc dân tộc, hiểu và yêu thích truyền thống dân tộc, tâm hồn dân tộc qua từng làn điệu dân ca được khảy lên từ những nhạc cụ dân tộc. Chúng tôi hy vọng và có niềm tin vào những lớp học nhạc cụ dân tộc như thế này sẽ ngày càng phát triển hơn.

Chân thành cảm ơn những tầm lòng nghệ thuật cao cả, những người Thầy người Cô giữ gìn và đang phát triển bộ môn nghệ thuật dân tộc này.

Các bạn trẻ nào chưa từng biết đến âm nhạc dân tộc hãy thử tham gia các lớp học của Thầy Cô chúng tôi, tin rằng các bạn sẽ cảm thấy cuộc sống các bạn thay đổi, thi vị và ý nghĩa hơn đấy.


Trần Diễm Diễm - Lớp Đàn Nguyệt

Ước mong có một Đinh Thìn, một Nguyễn Đình Nghĩa...

Ước mong có một Đinh Thìn, một Nguyễn Đình Nghĩa...
 
Kính gửi Cô Thúy Hoan và Thầy Sơn,

Xin quý Thầy Cô nhận ở nơi em lòng mến mộ và lời cảm ơn chân thành. Lớp học Sáo trúc căn bản hè đã được mở ra nhờ tấm lòng yêu quý và trân trọng Âm nhạc dân tộc của quý Thầy Cô cùng CLB Tiếng Hát Quê Hương, cũng như mong muốn đưa Âm nhạc dân tộc đến gần hơn với thế hệ trẻ thật đáng quý. Chúng em, những người đang bị bao quanh bởi âm nhạc phương Tây, những Pop, Rock, Hip Hop,… giờ đây mới có dịp tiếp cận với vẻ đẹp của Âm nhạc dân tộc. Tiếng sáo trúc vang lên trong lớp học nghe thật gần gũi thân thương biết bao. Bình dị mà thanh cao, đơn giản mà tinh tế, đó chính là những cảm nhận của riêng em về Sáo trúc. Em cảm thấy rất yêu quý lớp sáo trúc. Mong là mô hình này sẽ được nhân rộng khắp để ngày càng nhiều bạn trẻ biết đến cái hay, cái đẹp của Âm nhạc dân tộc. Có như thế thì họ mới ra sức nâng niu, giữ gìn và phát huy nó, và biết đâu từ lớp học này sẽ có một Đinh Thìn hay Nguyễn Đình Nghĩa thứ hai đem tiếng Sáo Việt Nam vang xa trên khắp thế giới.

Một lần nữa, em trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô cùng CLB Tiếng Hát Quê Hương đã tạo điều kiện cho chúng em được tham gia lớp học này.

Kính chào quý Thầy Cô.

Nguyễn Thị Hồng Cúc - Lớp Sáo Trúc