Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Người Nhật nói gì về cây đàn Koto?

Người Nhật nói gì về cây đàn Koto?

Đã từ lâu, tên những bộ phận của đàn koto được quyết định đặt theo các bộ phận của con rồng bị phong ấn dưới lòng đất theo truyền thuyết của người Nhật. Một số tên bộ phận được viết bằng Hán tự, có nghĩa là "lưỡi rồng", "trán rồng" và "sừng rồng". 
 
Ryuko (lưng rồng):

Bộ phận này là thân đàn chính của koto. Người nhạc công sẽ gảy dây đàn bằng tay phải, và gảy bên phải của ji, ngựa đàn bên dưới dây. Thân đàn chính dài như vậy cũng như lưng của loài rồng linh thiêng. 

 
Ryubi (đuôi rồng):

Sau khi gảy koto, các dây đàn rung lên, truyền xung động đến các lỗ trong thân đàn và được cộng hưởng, phần dây còn thừa lại cũng được mắc ở đây. Chúng được cuộn thành hai bó - một cuộn 6 dây, một cuộn 7 dây - cách ly với các dây sau đó. Chính vì vậy mà người Nhật đã tưởng tượng phần dây thừa ấy là đuôi rồng. 

 
Ji (ngựa đàn):

Những cột chống này có thể trượt lên/xuống theo thân đàn để điều chỉnh âm thanh. Với những đỉnh chữ V để giữ dây, chúng cũng làm nhiệm vụ truyền sóng âm từ dây đến thân đàn koto, làm âm tròn đầy và phong phú hơn. 

 
Tsume (móng):

Người nhạc công không chơi koto trực tiếp bằng ngón tay, mà đeo vào ngón tay ba tsume: ngón trỏ, ngón giữa và ngón tay của tay phải, và dùng chúng để gảy dây đàn. 

Ngoài ra, theo cô Thúy Hoan kể lại rằng, dưới đáy đàn Koto cổ truyền còn có 2 chân đàn được thi vị hoá thành móng rồng, Người Nhật tưởng tượng hai bên thành đàn của họ là hai bên bờ biển, con rồng nằm chính giữa, quả là thú vị xiết bao!

(Góp nhặt từ Internet & theo lời kể của cô Thúy Hoan)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét