SƠ LƯỢC VỀ ĐÀN GUZHENG TRUNG QUỐC
Theo
huyền thoại Trung Quốc, ngày xưa có một ông già sống chung với hai cậu
con trai trẻ, ngoan và rất thích đàn. Trong nhà, ông bố có một cây đàn
tranh 25 dây. (Ở đây, tôi xin mở dấu ngoặc, tự hỏi không biết có phải là
cây đàn sắt hay chăng? Vì cây đàn sắt có 25 dây. Ðó chỉ là nghi vấn mà
thôi). Trở lại chuyện hai cậu học đàn tranh. Một hôm bỗng dưng hai cậu
cùng muốn đàn một lúc. Trong nhà chỉ có mỗi một cây đàn tranh. Lúc đầu
còn lời qua tiếng lại. Dần dần, cãi nhau dữ dội. Ông bố nghe tiếng cãi
nhau mới đi vào hỏi cớ sự làm sao. Khi hiểu ra sự tình, ông bố mới
khuyên một trong hai người nên nhường cho người kia đàn trước. Nhưng rốt
cuộc không sao hòa giải được. Tức giận quá, ông bố mới đi tìm một cây
búa, rồi xách cây đàn chẻ ra làm đôi theo chiều dọc để làm thành hai cây
đàn tranh: một cây 13 dây, bây giờ còn thấy ở miền Bắc Trung Quốc và ở
Nhựt Bổn, còn cây kia 12 dây hiện vẫn còn thấy ở Mông Cổ và Triều Tiên.
Lại có một giả thuyết khác cho rằng cây đàn tranh Trung Quốc là do ông
Mông Ðiềm sáng chế ra vào thế kỷ thứ ba trước Tây Lịch. Hình thù cây đàn
tranh Trung Quốc rất giống cây đàn tranh Việt Nam nhưng to hơn. Bề dài
cây đàn lối 1m50. Mặt đàn làm bằng cây ngô đồng. Có 13 dây tơ theo
truyền thống Bắc Kinh hay 16 dây sắt theo truyền thống Quảng Ðông, được
căng dài trên mặt âm bảng. Cũng có một hàng trục và một hàng nhạn xê
dịch được. Người đàn dùng ngón tay trỏ, ngón giữa và ngón cái của bàn
tay mặt để khảy và ba ngón trỏ, giữa và áp út của bàn tay trái để nhấn.
Họ chỉ dùng móng tay để khảy và rất ít khi dùng móng sắt, hay đồi mồi
như người Việt. Cây đàn thường để trên bàn trước mặt người đàn hoặc để
trên đùi. Ngày nay ở Ðài Loan, cây đàn tranh có cây ngắn độ 1 thước và
cây dài tới 1m80. Kỹ thuật đóng đàn làm theo kỹ nghệ hóa. Khúc cây đưa
vào máy cắt, và khi ra khỏi máy đã gần thành cây đàn. Thành ra cây đàn
tranh rất tốt, kích thước không sai chạy, và hình dáng hoàn hảo, nhưng
lại rất yếu về âm thanh.
Nghệ sĩ Trung Quốc Liu Fang (Lưu Phương) trình tấu Guzheng
Song tấu Guzheng
Một nghệ sĩ nhí biểu diễn Guzheng
Họ
không còn tuyển lựa khúc cây tốt, già, có gân, tất cả mọi việc đều kỹ
nghệ hóa, máy móc hóa, chuyên về lượng mà làm giảm đi phần phẩm. Ðàn
tranh thường được sử dụng độc tấu, song tấu hoặc hoà tấu trong một dàn
nhạc.
(Trích “Các loại đàn Tranh ở viễn đông” – GS Trần Quang Hải trình bày)
trantruongca wrote on Dec 21, '08
Trả lờiXóaVề truyền thuyết đàn Gu Zheng có hai cậu con trai mà cũng có` hai cô gái. Đúng là học đàn sắt vì cây đàn nầy, theo tương truyền do Vua Phục Hy chê ra co 50 dây. Huỳnh Đế bỏ bớt 25 dây còn lại 25 dây chia ra làm 5 nhóm 5 dây .Cô Lucie Rault trong khi sọan luận án Tiên sĩ về cây đàn Gu Zheng vơi Thầy co ghi lai 4, 5 truyền thuyêt khác nhau .
Thầy Trần Văn Khê
tranquanghai wrote on Dec 21, '08
Trả lờiXóaBài viết được minh họa thêm hình ảnh rất đẹp .Cám ơn nhiều .