Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Ôi "sênh phách giọng sầu gửi bóng mây"!

Đọc tin này thấy hụt hẫng, buồn bã và đau xót cho Ca Trù cũng như các nghệ nhân còn sót lại, các nghệ sĩ đang cố gắng học hỏi và xây dựng Ca Trù trong những năm vừa qua. Vừa mới nhận tin vui năm nào và đang cố gắng gầy dựng niềm vui ấy trong lòng khán giả, trong lòng người Việt thì có cái tin thế này đây!

UNESCO làm việc này cần phải xem xét lại, di sản cần bảo vệ khẩn cấp trong khi các nghệ nhân tuổi già sức yếu, các nghệ sĩ trẻ đang cố gắng tiếp thu giữ gìn và biểu diễn hàng đêm cho khán giả nghe, có những buổi vắng khách mà vẫn trang điểm - so dây để đàn hát giữ hồn nếp cổ... thì làm sao nỡ "cắt danh hiệu"? Nghe đau đớn quá! Và cũng cần phải nói thêm rằng, nhà nước, các cơ quan văn hóa - truyền thông cũng phải cần coi lại cách đối xử với di sản của nước mình. Đem hồ sơ đi để được công nhận cho đã rồi thì về vứt đó, chẳng thấy quan tâm đưa ra phương hướng bảo tồn - phát triển, cũng chẳng thấy đầu tư kinh phí gì cả... (lắm việc phải làm mà bình chân như vại). Trời ơi! Tức quá! Các nghệ nhân nghệ sĩ nhỏ bé không quyền không tiền trong tay, chỉ có trái tim và sự hy sinh cho nghệ thuật, mà 1 con én làm sao tạo nên mùa xuân?

Nói người nghệ sĩ dùng Ca Trù mưu sinh thương mại không vì nghệ thuật thật nực cười! Làm nghệ thuật chân chính thì chết đói, làm chân chính mưu sinh cũng bị nói (thế sao không bình luận những thể loại phim ảnh hay nghệ thuật khác vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính thương mại đi! quý vị cũng đi coi rồi khen lấy khen để đấy mà!). Ca sĩ hát Pop-Rock hay vẫn cần ăn cơm mà, Ca Trù cũng vậy! Người ta không sống nổi với nghề, nhà nước - cơ quan văn hóa có lo lắng quan tâm không? Hay đêm đêm họ vẫn phải đem nghệ thuật đàn ca vừa giới thiệu (1 hình thức bảo tồn) vừa kiếm thu nhập trang trải cho hoạt động nghệ thuật qua cách bán vé vào cửa (có khi còn free vé cho học sinh - sinh viên), mà chiếc vé nào dễ bán? Tôi đã có lần chứng thực việc quảng bá khi đi cùng 1 người bạn Ca Trù đưa từng poster quảng cáo đến các nhà hàng, khách sạn mỗi chiều ngay khu phố cổ để giới thiệu cho du khách, cực khổ lắm chứ chẳng chơi, có ai thấy không? Có ai phụ giúp không? Có ai quan tâm không? Tự thân vận động hết cả đấy! (nước mắt chảy dài rồi...). Và công lao của những vị tiền bối mở đường đưa Ca Trù ra thế giới như GS Trần Văn Khê, nếu di sản bị cắt tan tành thì tuổi hạc sao có nổi niềm vui, chưa kể là sự thất vọng tràn trề? Chưa nói tới việc Ban thẩm định di sản của UNESCO có những người là học trò của ông, nhưng chắc gì họ biết rõ Ca Trù như ông cũng như có được cách làm việc xưa kia của Hội đồng UNESCO biết tuyển chọn những giá trị di sản tinh tế, sâu sắc & nhân văn (thị hiếu ở mỗi thời điểm có thể thay đổi thì cớ gì ý người không thay đổi?). Buồn! (xin lỗi vì đụng chạm nhưng biết mà vẫn làm chuyện đụng chạm thì tất cả mới ngồi lại xem xét, mới bàn luận với nhau!).

Các nghệ nhân - nghệ sĩ mỗi đêm vẫn cứ sênh phách đàn hát những nỗi niềm cho cuộc đời, cho phận người, cho một thời vàng son... Họ phiêu lưu trong tiếng nhạc, thả hồn vào lời thơ và cống hiến hết chân tình (tôi đang nói đến những người làm nghề đàng hoàng, chân chính) mà đâu biết rằng người ta đang "dọa" sẽ cắt mất của họ tia hy vọng sống còn để có thể trở trăn, thao thức cùng hồn dân tộc.

Ôi "sênh phách giọng sầu gửi bóng mây"!

KV cẩn bút


-------------------------------

Ca trù và nguy cơ bị rút danh hiệu di sản thế giới
10:53:00 02/10/2012
Tiên đoán đầy hân hoan “Ca trù sẽ sớm được rút khỏi danh sách di sản cần bảo vệ khẩn cấp để trở thành di sản đại diện của nhân loại” xem ra vẫn chỉ là một “bi kịch lạc quan”, khi 3 năm sau ngày được UNESCO tôn vinh, ca trù đang đứng trước nguy cơ mai một thêm nữa vì thiếu vắng cả người trình diễn lẫn người thưởng thức.
Kể từ thời điểm GS Trần Văn Khê nhẫn nại tìm gặp nghệ nhân Quách Thị Hồ ghi âm tiếng hát liêu trai của bà gửi tới UNESCO, giới thiệu loại hình âm nhạc dân tộc bác học của Việt Nam tới nay, một quãng thời gian dằng dặc dài đã qua, nhưng ca trù chưa vượt thoát khỏi cơn lận đận như mong muốn của bao người.
Ngày 1/10/2009, những người nặng lòng với văn hóa truyền thống phấn khích vì ca trù chính thức được UNESCO tôn vinh là “di sản thế giới cần được bảo tồn khẩn cấp”. Thời điểm ấy, cả nước có 21 nghệ nhân ca trù, hầu hết ở độ tuổi ngoài 80 và chừng 22 câu lạc bộ (CLB) ca trù, hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Thanh Hóa…
Sau khi được chứng thực bằng danh hiệu cao quý, hiệu ứng ca trù lan tỏa rộng hơn. Đã có khoảng 60 CLB ca trù ghi tên hoạt động với chừng 500 thành viên, một phần đang sung sức trong độ tuổi còn rất trẻ. Nhưng rồi “hiệu ứng di sản” thuần túy không nuôi nổi ca trù, sự tồn tại của các CLB mỗi lúc càng trở nên lỏng lẻo vì vắng khán giả, thiếu nguồn lực căn cơ để tự nuôi mình.
Một buổi biểu diễn ca trù truyền thống.
CLB ca trù Hà Nội của ca nương đầy tâm huyết Bạch Vân hoặc Trung tâm văn hóa ca trù Thăng Long vốn được đầu tư rất mạnh, sau thời gian ngắn có lịch diễn định kỳ đều đặn, giờ đã phải cầm chừng nếu không muốn lâm cảnh ca nương, kép đàn tự hát cho nhau nghe. Một phần trong số 21 nghệ nhân lão làng, nắm vững nghiêm luật khúc thức của ca trù, có tên lưu tại hồ sơ trình UNESCO đã khuất bóng vì tuổi cao, sức yếu, những người trẻ, non kinh nghiệm đa phần chỉ thuần thục ba bài hát phổ biến: hát ru, xẩm huê tình và hát nói…
Ngoài nguyên do thiếu kinh phí, thiếu sự quan tâm bài bản của nhà nước, chính sự dễ dãi của những người học ca trù, theo đuổi ca trù và coi ca trù là phương tiện thời thượng để mưu sinh đã đẩy thêm ca trù vào thế khó.
Nhiều tiếng nói tâm huyết ở Viện Âm nhạc từng cảnh báo hiện tượng người người đua nhau theo học sau khi ca trù thành di sản, và ngay cả hát ca trù lẫn lộn với giọng chầu văn, quan họ nhưng vẫn hồn nhiên biểu diễn phục vụ khán giả. Tuy nhiên chính Viện Âm nhạc lại khó tìm đơn vị tham gia nên khi đăng cai tổ chức Liên hoan ca trù lần thứ 2 năm 2011, cũng thông thoáng cho phép cả các CLB vừa thành lập, các ca nương vừa học hát ghi tên đua tài để thúc đẩy phong trào và lập tức tạo nên phản ứng ngược, khiến ca trù càng thật giả khó lường...
Theo quy định của UNESCO, 5 năm sau ngày được ghi danh, nếu các quốc gia không có giải pháp hữu hiệu bảo tồn, giữ gìn thì di sản sẽ bị rút khỏi danh sách. Những nghệ nhân lão làng, những “báu vật sống” đã quá lớn tuổi, hoặc qua đời, người trẻ nhiệt huyết chưa chạm được đến hồn cốt của ca trù và chỉ coi ca trù đơn thuần như một… cần câu cơm, nguy cơ ca trù bị xóa tên di sản là điều đang cận kề
N.H.S.

GS-NS Trần Văn Khê với “Nét duyên của dân ca”

GS-NS Trần Văn Khê với “Nét duyên của dân ca” do MC Quỳnh Hương biên tập chương trình. Cầu chúc cho Thầy dồi dào sức khỏe để thực hiện hết những điều Thầy hằng mong mỏi! Chúng con kính yêu Thầy lắm!

---------------

VĂN HÓA VĂN NGHỆ
GS-NS Trần Văn Khê với “Nét duyên của dân ca”
Chủ nhật, 26/08/2012, 23:36 (GMT+7)
(SGGP).- Những làn điệu dân ca đầy chất dung dị, chân phương và gần gũi sẽ đến với công chúng trong chương trình Còn mãi với thời gian của Đài truyền hình TPHCM qua chủ đề “Nét duyên của dân ca”, diễn ra vào tối 29-8 tại Nhạc viện TPHCM.
Trong chương trình, GS-NS Trần Văn Khê sẽ trao đổi, chia sẻ với khán giả những kiến thức quý báu mà ông đã tích lũy được sau những năm nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động về dân ca. Ông sẽ giúp khán giả khám phá những nét đặc sắc của dân ca ba miền, từ những làn điệu ru con Bắc, Trung, Nam; những câu đồng dao, những điệu hò, điệu lý đến câu hát quan họ, hát xoan, ví dặm, bài chòi…  
L.T.B. 

Ấn tượng với màn trình diễn của hai nghệ sĩ Nhật Bản

GIẢI TRÍ > ÂM NHẠC
Thứ năm, 13-11-2014 14:29 GMT+7
Ấn tượng với màn trình diễn của hai nghệ sĩ Nhật Bản
Đêm nhạc song tấu Aki và Kuniko vừa diễn ra tại Học viện âm nhạc Quốc Gia – Hà Nội nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ngày Nhật Bản” đã đem lại cho khán giả những tác phẩm hay cùng những giây phút chìm đắm trong không gian âm nhạc quyến rũ và cuốn hút.
Koto là một trong những loại nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, thường có 13 dây, dây đàn truyền thống làm từ tơ tằm và giống như nhiều đàn dây của Nhật Bản khác được bện từ 4 sợi tơ thành 1 dây đàn. Tuy nhiên, dây đàn ngày nay hầu hết làm từ chất liệu polyester. Nhạn đàn và cầu đàn koto xưa làm bằng ngà voi, ngoài ra còn có những cây đàn koto mà cầu đàn và nhạn đàn làm bằng xương cá voi.

 
Đàn Koto hay còn gọi là đàn tranh Nhật Bản có nhiều nét tương đồng giống với đàn tranh của Việt Nam.  Các loại nhạc cụ truyền thống thường chỉ được kết hợp với nhau để cùng chơi một bản nhạc mang âm hưởng dân tộc, nhưng hai nghệ sĩ Aki và Kuniko của Nhật Bản đã sáng tạo ra một thứ âm thanh khác khi kết hợp đàn Koto với đàn ghi-ta.
Đêm nhạc song tấu Aki và Kuniko vừa diễn ra tại Học viện âm nhạc Quốc Gia – Hà Nội nằm trong khuôn khổ sự kiện “Ngày Nhật Bản” đã đem lại cho khán giả những tác phẩm hay cùng những giây phút chìm đắm trong không gian âm nhạc quyến rũ và cuốn hút. Các tác phẩm được chơi trong chương trình gồm có: Over the Top (tạm dịch: Tuyệt đỉnh), Forest in Love (tạm dịch: Rừng yêu), Âm thanh Nhật Bản – Lâu đài cát, Cánh hoa xoay, Thủ đô vương quốc Thần, HA, Trust (Tạm dịch: Lòng tin).
 

Tại đêm nhạc, nghệ sĩ đàn Koto Kuniko cho biết, ghi-ta và koto là hai loại nhạc cụ không phụ thuộc nhau, nhưng khi kết hợp âm thanh của chúng lại tạo nên một thứ âm nhạc có độ dung hợp cao. Cô cũng cho rằng, với cô, không có đàn ghi-ta hay đàn koto mà chỉ có hai loại nhạc cụ là đàn 6 dây (ghi-ta) và đàn 13 dây (koto) mà thôi.
Chia sẻ về các nhạc phẩm trình diễn trong đêm nhạc, nghệ sĩ đàn ghi-ta Aki cho biết Hayama (một thành phố thuộc tỉnh Kanagawa của Nhật Bản) là nơi mà ông sinh ra, vậy nên các tác phẩm như Cánh hoa xoay và những tác phẩm khác đều được lấy cảm hứng từ nơi đây. Ông cũng cho biết thêm rằng, thành phố Hayama khi đến mùa hoa Anh đào nở thì cánh hoa bay khắp nơi, tạo nên khung cảnh rất nên thơ, lãng mạn.
 Nhạc phẩm Thủ đô vương quốc thần được công bố lần đầu năm 2010 dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn người Anh gồm 8 chương. Tiểu thuyết này ghi lại nhiều cung bậc cảm xúc và tái hiện phong tục thờ Thần thánh, tếsống của người Nhật Bản thời xưa. Vì vậy, nhạc phẩm cũng mang âm hưởng cổ xưa.
Nhạc phẩm Trust chính là bản nhạc đã kết hợp Aki và Kuniko thành một cặp hòa tấu vô cùng xuất sắc. Có thể nói, đây là sự kết hợp thành công nhất của 2 nghệ sĩ.
Trước sự ủng hộ rất nhiệt tình của khán giả, hai nghệ sĩ Aki và Kuniko đã dành tặng cho chương trình thêm một bản nhạc nữa về Hayama nơi nghệ sĩ Aki sinh sống. Đêm nhạc kết thúc trong tiếng vỗ tay vang rộn và những ánh mắt thán phục của người xem

(Theo Dân Trí)

Sắc Màu Cuộc Sống với chủ đề "ĐÀN TRANH VIỆT NAM"

Xin mời quý vị và các bạn xem chương trình Sắc Màu Cuộc Sống với chủ đề "ĐÀN TRANH VIỆT NAM" được phát sóng trên truyền hình VTV3 cùng nghệ sỹ Hải Phượng.


Nhạc hội đàn tranh: 2 câu chuyện, 1 nỗi buồn

Hành trình cho âm nhạc truyền thống thật gian nan! Biết bao giờ người ta mới nhìn lại giá trị đích thực của nó, và xem trọng đãi ngộ như quốc hồn quốc túy thực sự?


--------------

Nhạc hội đàn tranh: 2 câu chuyện, 1 nỗi buồn

22/08/2012 04:42 GMT+7
TT - Ðó là câu chuyện từ Nhạc hội đàn tranh khu vực châu Á vừa được tổ chức tại Macau (ngày 12và 13-8) và chuyện về Nhạc hội đàn tranh châu Á sắp diễn ra ở VN.
Theo kế hoạch, nhạc hội sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Nhạc viện TP.HCM...
Phóng to
Hội ngộ đàn tranh 2011 với hai danh cầm Hải Phượng (trái) - Vân Ánh cùng nhiều tài năng nhạc dân tộc đã không kiếm đủ tài trợ để làm được những điều tốt hơn - Ảnh: LÊ TÂN SƠN
Trong những lần hiếm hoi về nước, nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên đều nhắc đi nhắc lại khát khao đưa âm nhạc dân tộc vào học đường, ngay từ cấp tiểu học. Ðó không đơn thuần là chuyện dạy nhạc hay nâng cao khả năng mỹ học cho các em. Câu chuyện lớn hơn nằm ở chỗ nuôi dưỡng lòng yêu âm nhạc nước nhà bởi người ta sẽ không thể cảm, yêu một cái gì đó khi không biết nó là gì. Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tuyên kể ở Úc, nơi anh dạy nhạc, trẻ em được học nhạc từ rất sớm và là học nhạc dân tộc, sau đó mới đến âm nhạc các nước khác.
Giáo sư Trần Quang Hải cùng phu nhân - danh ca Bạch Yến, trong nhiều cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻcũng cho biết điều tương tự được thực hiện ở khắp các nước: nền tảng vững chắc về nhạc dân tộc được xây dựng, củng cố từ rất sớm.
Những chuyến lưu diễn để giới thiệu cái hay, cái đẹp của nhạc Việt của GS Trần Quang Hải - Bạch Yến hay lần tham gia nhạc hội đàn tranh vừa rồi của nghệ sĩ Hải Phượng đều được ban tổ chức nước bạn "bao" hết toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại, thậm chí còn được nhận thù lao mang về.
Tại VN, Nhạc hội đàn tranh châu Á là cái tên đã được chọn từ chương trình Hội ngộ đàn tranh lần 2 năm 2011 tại Cung văn hóa Lao động với mong mỏi sẽ hội tụ những tài năng nhạc dân tộc các nước đến Việt Nam để cùng giao lưu, học hỏi. Thế nhưng đến tận hôm nay, khi chỉ còn non tháng nữa chương trình sẽ chính thức bắt đầu thì chỉ mới có đoàn Nhật xác nhận sẽ đến, các nước khác vẫn im lặng. Nguy cơ rất lớn là chương trình sẽ phải đổi tên, rút gọn thành Nhạc hội đàn tranh, không còn "châu Á". Buồn hơn nữa là ngay cả các đoàn trong nước như Học viện Âm nhạc quốc gia VN, Học viện Âm nhạc Huế... cũng chưa xác nhận sẽ tham gia hay không. Lý do? Tiền.
Không có kinh phí. Không được tài trợ, ban tổ chức nhạc hội đàn tranh không thể trả chi phí máy bay, ăn ở cho các nghệ sĩ khách mời. Ðoàn nghệ sĩ Nhật đến Việt Nam sẽ phải tự túc mọi chi phí. Khi được hỏi vì sao không nhân cơ hội sang Macau để mời nước bạn, Hải Phượng cười buồn: "Mặt mũi nào mình vừa mới cầm tiền của người ta rồi mở miệng bảo người ta tự lo chi phí qua tham gia với mình". Sự phối hợp giữa Câu lạc bộ Tiếng hát quê hương, Cung văn hóa Lao động và Nhạc viện TP.HCM cũng chỉ giúp chương trình có một khán phòng tốt hơn cho âm nhạc - khán phòng của nhạc viện thay vì hội trường cung văn hóa vốn không được thiết kế cho các đêm nhạc đỉnh cao.
Sự "lặng lẽ" của âm nhạc dân tộc, tương tự ở mảng nhạc hàn lâm Việt, đã không đủ sức thuyết phục nhà tài trợ dù ai cũng hiểu chất lượng của những đêm nhạc này cao đến mức nào. Giữa một nền âm nhạc chuộng sự ồn ào, hào nhoáng, phấn son, thật khó trách sao người ta chỉ đặt rating (tỉ lệ người xem) hay hiệu ứng truyền thông lên hàng đầu.
Trên chuyến bay về nhà...
...Bây giờ mới thật là nhẹ nhõm. Ngả lưng thoải mái trên ghế máy bay và hồi tưởng hai ngày vất vả mà đầy vui vẻ vừa qua, cảm xúc lâng lâng vẫn còn in đậm trong tâm hồn mình.
Nhớ mãi hình ảnh mọi người cùng loay hoay mô tả, so sánh, săm soi các cây đàn của nhau rồi cùng "ồ, à..." thích thú.
Ðầu tiên là so kích thước của các cây đàn. Cây đàn koto Nhật Bản là dài nhất: 180cm, đàn kayakeum của Hàn Quốc thì 160cm, đàn guzheng Trung Quốc dài khoảng 150cm và cây đàn tranh Việt Nam "mi nhon" nhất với chiều dài chỉ 125cm. Nói về cân nặng thì cây guzheng đứng đầu và cây đàn Việt Nam là nhẹ nhất. Bà Yamauchi, nghệ sĩ koto, xin cầm thử cây đàn tranh và cứ tấm tắc: sao mà nhẹ thế.
Rồi đến lượt thử tiếng đàn. Tuy cũng là các cây đàn cùng họ đàn tranh nhưng âm sắc mỗi cây đương nhiên khác nhau vì mỗi cây thể hiện quan điểm thẩm mỹ của từng dân tộc và bắt chước tiếng nói của dân tộc đó nên thật là phong phú. Ðàn koto có hệ thống thang âm đặc trưng riêng biệt, đàn kayakeum (Hàn Quốc) mạnh mẽ và cách nhấn thì y như cách nói nhấn âm mạnh như có dấu hỏi của tiếng Hàn, đàn guzheng Trung Quốc trầm ấm, đàn tranh Việt Nam thì âm thanh trong trẻo. Min Yung Kim nói: "Bạn nói thử một câu tiếng Việt đi". Mình mới nói rằng Min là nghệ sĩ đẹp nhất mình từng thấy, đẹp như là hoa hậu. Min chẳng hiểu gì cả nhưng nhận xét: "Cây đàn của bạn nói giống bạn". Mình sờ vô những đầu ngón tay phải của Min và cảm nhận được tất cả các vết chai cứng hình thành qua tháng năm miệt mài với nghề nghiệp. Cô ấy lại sờ ngón tay của bàn tay trái mình để cũng thấy những vết cắt thật nhỏ qua những lần miết sâu trên dây đàn.
Ông Peter Tam - thành viên ban tổ chức sau đêm diễn, đến nói rằng: "Lúc đầu tôi cứ nghĩ đàn Việt Nam giống như Trung Hoa, nhưng bây giờ thì tôi đã biết sự khác biệt rồi". Mình có thể làm gì? Ông ấy còn nói: "Chúng tôi đã rất lo lắng: liệu chúng tôi có cần phải để micro riêng cho cô không. Nhưng sau khi tổng duyệt thì tôi biết là không cần phải lo nữa, tiếng đàn VN rất vang và sắc nét đến từng ngón nhấn".
À cái này thì mình phải về cảm ơn nhạc sư Vĩnh Bảo mới được. Mẹ cứ bảo mình là "anh hùng thì phải có bửu kiếm" ... mà thầy Vĩnh Bảo thì lại bảo "thôi thầy lên núi ở ẩn rồi, thầy làm cho con mấy cây đàn đặc biệt để ra giang hồ vậy". Và thiệt không hổ danh "đàn Vĩnh Bảo", tiếng đàn thật vang và ngân dài cho đến từng nốt nhấn. "Lão sư" Hoàng Châu (người độc tấu guzheng) từ Bắc Kinh đã thử và lắc đầu thán phục: "Cây đàn guzheng không thể nào nhấn đến quãng 4 như vậy được".
Sáng nay báo Macau đăng bài về nhạc hội, có ảnh của mình và giáo sư Hoàng Châu nữa cùng với những lời nhận xét hết sức tốt đẹp.. Vui quá đi!
Lại nghĩ đến lời ông Hoàng (nhạc sĩ sáng tác bài guzheng được diễn tấu trong chương trình) đã nói: "Cây đàn Việt Nam được chú ý đặc biệt vì giai điệu phong phú, cách "chuyển hơi" của đàn Việt Nam là cực kỳ độc đáo. Chỉ sử dụng một cây đàn mà diễn tả nhiều hơi nhạc khác nhau tạo ra nhiều giai điệu khác nhau". Ông ấy còn nhận xét rất hay rằng: sau này khi kỹ thuật ngày càng phát triển và không còn xa lạ với giới chơi đàn tranh các nước, thì giai điệu chính là cái quyết định cho thành công của tác phẩm.
Chia tay và hẹn một ngày nào đó sẽ được gặp lại mọi người. Ở đâu đó trên trái đất hay ở VN chẳng hạn. Có ai cấm mình mơ đâu nhỉ!
LÊ TÂN SƠN

Nghệ sĩ Midori Thúy - Một người bạn của THQH

Cô Midori Thúy là một người bạn thân thiết của CLB. Tiếng Hát Quê Hương từ nhiều năm nay. Đến từ đất nước hoa anh đào Nhật Bản nhưng cô lại yêu mến văn hóa Việt Nam và đã từng dạy học tại đây trong một thời gian dài. Cô Shino Midori từng theo học lớp đàn Bầu với nghệ sĩ - giảng viên Minh Thành và có những tiến bộ trong việc trình tấu loại nhạc cụ độc đáo này. Về Nhật Bản, với lòng say mê ham thích âm nhạc Việt Nam, cô đã nhận thêm học trò để truyền lại những gì cô đã học và tìm hiểu được tại VN về cây đàn Bầu. Mỗi năm, nhóm nhạc của cô và một vài người bạn yêu thích nhạc truyền thống lại có buổi họp mặt hòa nhạc với nhau rất vui, trong đó có những bạn ngoại quốc chơi đàn Bầu, đàn Tỳ bà, thậm chí có cả đàn T'rưng. Ngoài công việc giảng dạy, viết sách, hiện nay khi đã về hưu, cô Midori còn tham gia vào các hoạt động thiện nguyện của nhóm bạn Nhật Bản chuyên đi về Việt Nam để giúp đỡ người nghèo ở các vùng sâu, vùng xa. Tất cả những chi phí đều do tinh thần tự nguyện đóng góp của nhóm thiện nguyện để có thể giúp đỡ phần nào cho những ai có sự khó khăn đặc biệt trong cuộc sống. THQH rất cảm động trước tấm thịnh tình này của cô và các bạn. Đây là những hình ảnh cô Midori gởi về sau khi biểu diễn xong trong chương trình Hòa Nhạc Từ Thiện dành cho người nghèo Việt Nam cùng nhóm Japa Vietnam tại Nhật Bản. Cô Midori tham gia hòa tấu bài "Bèo Dạt Mây Trôi" (dân ca Bắc bộ) cùng đàn Piano và Sáo trúc, 2 học trò của cô (trong đó 1 người đàn Nhị) cũng góp mặt với tiết mục biểu diễn nhạc cụ của mình. Điểm đặc biệt trong chương trình là tất cả nghệ sĩ đều mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam. Hoan hô cô Midori và cảm ơn cô rất nhiều vì những chương trình đầy ý nghĩa như vậy! Mến chúc cô và những người bạn luôn vui khỏe, hạnh phúc!






NS Hải Phượng tại "Hội tụ Đàn Tranh thế giới" 2012 (Macau)

Tham gia nhạc hội đàn Tranh mang chủ đề "Hội tụ Đàn Tranh thế giới" tại Macau lần này, gồm các nghệ sĩ đến từ Châu Á: đoàn chủ nhà "Đoàn nghệ thuật cổ tranh thanh niên Macau", nghệ sĩ Chu Vọng (Bắc Kinh - Trung Quốc), nghệ sĩ Hải Phượng (Việt Nam), nghệ sĩ Sơn Nội Y Sa Vỹ (Nhựt Bổn), nghệ sĩ Kim Dân Tỉnh (Hàn Quốc) cùng các nghệ sĩ chủ nhà khác. Buổi biểu diễn được xem là một bữa tiệc âm nhạc thịnh soạn, đặc sắc mà các dân tộc Châu Á đem đến cho khán giả. Nghệ sĩ Hải Phượng của Việt Nam biểu diễn các tác phẩm "Lưu Thủy Trường", "Song phi hồ điệp", "Tình ca đất Bắc" rất được khán thính giả hoan nghênh nhiệt liệt....

古筝音乐会中日韩越合奏
 
投稿日期 : 8/13/2012
来源部门 : 澳门日报

青年古筝艺术团联同中日韩越古筝演奏家合作举办国际筝荟萃音乐会

越南演奏家演奏越北情歌

秦筝大师周望演奏“姜女泪”
澳门青年古筝艺术团12日晚假文化中心小剧院举办“世界筝荟萃”——古筝音乐会,分别邀请来自北京的秦筝大师周望、日本的古筝演奏家山内伊砂伟、韩国古筝演奏家金岷侹、越南古筝演奏家海凤畅聚澳门,联同本澳的中乐演奏家一起为澳门乐迷呈现了一场别开生面,而又充分展现各地民族风情和特色的古筝艺术盛宴。音乐会内筝音悠扬清雅,令乐迷为之陶醉。
澳门青年古筝艺术团长期致力推广及普及古筝艺术文化,并经常寻求进步和突破,冀望古筝艺术文化能遍地开花,绽放异彩。艺术团是次获文化局、教青局、民署、澳门基金会、澳门霍英东基金会赞助,并获文化中心资助部分场租,邀请到来自北京、日本、韩国、越南的古筝演奏家莅澳,与澳门青年古筝艺术团携手合作,于昨晚八时为澳门乐迷呈献了一场高水平的“世界筝荟萃”古筝音乐会。
音乐会由青年古筝艺术团联同大提琴王思雨、指挥黄建伟的一曲“蝴蝶与蓝”古筝合奏揭开序幕。紧接着由越南古筝演奏家海凤接连以越南筝演奏了“流水”、“越北情歌”两首越南风情乐曲,悠扬清越的琴音,余音缭绕;黄建伟的“禅院钟声”如泣如诉;韩国演奏家金岷侹演奏韩国筝伽倻琴独奏出“金竹玻流伽倻琴散调”及“宫打令之美”,明快跳脱的琴声拍打着乐迷的心跳律动;秦筝大师周望一曲“姜女泪”更让全场惊艳;日本演奏家山内伊砂伟则带领乐迷重温了经典的“樱花”和“云段调”;还有黄建伟的“梁祝”选段。悠美乐曲配美丽又各具特色的民族服饰,从视觉和听觉上带给了乐迷无限的美的享受。每曲既罢,全场即响起热烈的掌声。
音乐会后,主办单位还特别举行签名会,让乐迷可近距离一睹各地古筝演奏家的风采,并索取他们的亲笔签名,乐迷反应热烈。
13日晚八时,主办单位继续在文化中心小剧院举办“秦雁絃思、周望师生古筝音乐会”,由著名古筝演奏家、教育家、中央音乐学院民乐系教授周望及其学生倾力演出。


Độc tấu Đàn T'rưng MÙA HÁI QUẢ (Hải Yến)

Độc tấu Đàn T'rưng MÙA HÁI QUẢ (Hải Yến) - Chương trình mừng kỷ niệm 25 năm Tiếng Hát Quê Hương 2006

Video by Khánh Vân


Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Người cuối chân trời vọng bến quê

Nắng nhạt màu tươi, gió lạnh về
Cánh cò thơ thẩn bóng triền đê 
Cây thay màu lá vương mùi đất 
Người cuối chân trời vọng bến quê 

Hải Phượng 2012
(ảnh: Hải Phượng)

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Chỉ có hai thứ đáng theo đuổi

Chỉ có hai thứ đáng theo đuổi, nhạc hay và lương tâm trong sạch
(There are only two things worth aiming for, good music and a clean conscience)

- Paul Hindemith -